Tin tức, sự kiện
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tư pháp tỉnh Hải Dương
28/08/2019 09:01:03

I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Trong những năm qua, nhận thức được ý nghĩa chiến lược, vai trò quan trọng của CNTT trong xu thế thời đại, cũng như trong sự việc nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ngành Tư pháp, Lãnh đạo Sở Tư pháp đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các hoạt động nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT, nâng cao trình độ và kỹ năng khai thác sử dụng phương tiện, ứng dụng CNTT; mở rộng, nâng cấp và triển khai các hệ thống phần mềm, hệ thống trang thiết bị, hệ thống mạng và hệ thống an toàn, an ninh, bảo mật thông tin. Từ đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Tư pháp tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả, góp phần đáng kể vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của Ngành, cụ thể như sau:

1. Về hạ tầng kỹ thuật

* Tại cơ quan Sở Tư pháp

- Đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Sở Tư pháp được trang bị mỗi người 01 máy tính kết nối mạng nội bộ (LAN) và mạng internet để đảm bảo cập nhật, trao đổi, xử lý thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.

- Các phần mềm ứng dụng của Sở ngày càng nhiều với quy mô triển khai rộng; để đảm bảo việc quản lý, vận hành, khai thác các phần mềm, ứng dụng, hàng năm Sở Tư pháp đều tiến hành nghiên cứu các giải pháp mới, trang bị bổ sung, nâng cấp hoặc thay thế các thiết bị cần thiết để nâng cao năng lực xử lý thông tin, tăng dung lượng lưu trữ, tăng cường các trang thiết bị bảo mật đáp ứng yêu cầu an toàn an ninh thông tin.

* Tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở

- Cán bộ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đều được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị tin học phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, đạt yêu cầu 01 máy tính/01người;

- 100% các đơn vị đã kết nối mạng Internet phục vụ việc trao đổi, chia sẻ và tìm kiếm thông tin của cán bộ, viên chức và người lao động.

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan Sở Tư pháp

2.1. Hệ thống thư điện tử:

Đến nay, 100% cán bộ, công chức, viên chức, các đơn vị thuộc cơ quan Sở, Lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đều được cấp hộp thư điện tử công vụ phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ (khoảng 50 tài khoản).

Thư điện tử được sử dụng rộng rãi để trao đổi các văn bản (không phải là tài liệu mật) giữa Sở Tư pháp và các đơn vị thuộc Sở, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố.

2.2. Hệ thống quản lý văn bản điều hành

Đây là hệ thống phần mềm trao đổi thông tin, điều hành tác nghiệp, quản lý trình và duyệt văn bản, quản lý công việc và các công tác hành chính khác nhằm hiện đại hóa phương thức quản trị truyền thống. Được triển khai ứng dụng tại Sở Tư pháp từ năm 2015 thay cho hệ thống sổ sách quản lý công văn bằng giấy truyền thống, Hệ thống quản lý văn bản điều hành đã trở thành tiện ích quan trọng trong hoạt động quản lý của Sở Tư pháp như: thông tin được truyền tải tới toàn bộ cán bộ, công chức một cách đồng nhất, thuận tiện và nhanh chóng, nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo, tăng năng suất lao động của cán bộ, công chức, cải thiện chất lượng công việc, tăng hiệu quả công tác hành chính văn thư; gim đưc 30-50% lưng giy t, tiết kiệm thời gian xử lý.

2.3. Phần mềm kế toán

Sở Tư pháp sử dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp do Công ty cổ phần MISA cung cấp. Phần mềm này giúp đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện các nghiệp vụ: Kho bạc, Tiền mặt, Tiền gửi, Vật tư hàng hóa, Tài sản cố định, Công cụ dụng cụ, Tiền lương, Mua hàng, Bán hàng, Hóa đơn, Công nợ, Thuế, Tổng hợp… đáp ứng đầy đủ các biểu mẫu chứng từ kho bạc, báo cáo, sổ sách theo quy định và theo đặc thù của từng ngành, từng địa phương. Hiện nay, phần mềm này đã thực hiện được việc kết nối với dịch vụ công trên cổng thông tin điện tử của Kho bạc nhà nước để thực hiện giao dịch điện tử tự động.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

3.1. Phần mềm quản lý lý lịch tư pháp dùng chung cho các Sở Tư pháp

Đây là phần mềm dùng chung do Cục CNTT, Bộ Tư pháp phối hợp với Trung tâm LLTP quốc gia xây dựng nhằm từng bước hình thành và phát huy hiệu quả của Cơ sở dữ liệu Quốc gia LLTP, “tăng tốc” tin học hóa công tác quản lý LLTP trên phạm vi cả nước một cách thống nhất, hiệu quả. Sở Tư pháp Hải Dương đã triển khai ứng dụng từ năm 2012 đến nay phục vụ cho công tác xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp. Qua nhiều đợt nâng cấp, đến nay phần mềm dần hoàn thiện và được bổ sung thêm một số tính năng, tiện ích mới như: tích hợp thêm tính năng cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến, kết nối liên thông với Phần mềm một cửa điện tử của UBND tỉnh.

Ngoài ra, bổ trợ cho phần mềm quản lý lý lịch tư pháp còn có Phân hệ trao đổi, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp điện tử triển khai cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và tất cả các Sở Tư pháp. Đây là giải pháp phần mềm được Trung tâm LLTP quốc gia và C53 (nay là V06) Bộ Công an triển khai thực hiện theo mô hình “kiềng ba chân” (Trung tâm - C53 (V06) - Sở Tư pháp). Cụ thể, C53 phối hợp với TTLLTPQG cài đặt cho Sở Tư pháp phần mềm “tra cứu án tích” kết hợp với máy scan tốc độ cao để truyền trực tiếp (qua Internet) yêu cầu tra cứu thông tin LLTP và hồ sơ của đương sự từ Sở Tư pháp về C53 và TTLLTPQG. Tiếp nhận, C53 có trách nhiệm tra cứu và trả kết quả xác minh án tích (cũng qua Internet) về TTLLTPQG ngay trong ngày. Sau khi rà soát, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của trung tâm, giám đốc TTLLTPQG sẽ ký công văn trả lời kết quả tra cứu, xác minh rồi truyền qua Internet về Sở Tư pháp. Kết quả trả lời tra cứu, xác minh án tích (qua Internet) in ra từ phần mềm có giá trị như văn bản giấy. C53 và TTLLTPQG chịu trách nhiệm về kết quả tra cứu, chuyển qua Internet theo quy trình này. Việc triển khai thực hiện phần mềm “Kiềng ba chân” đã giúp cho việc rút ngắn thời gian tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp để cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với các trường hợp công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố, người nước ngoài từ 25-30 ngày trước đây xuống còn 07-10 ngày, hạn chế tối đa tình trạng chậm cấp phiếu LLTP.

3.2. Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung

Đây là hệ thống do Bộ Tư pháp triển khai từ ngày 01/1/2016, Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương triển khai thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh từ ngày 01/01/2019. Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch gồm có 05 Hệ thống, Phần mềm chính sau đây (triển khai trên nền tảng web, người dùng sử dụng trình duyệt web để sử dụng):

- Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử: Cung cấp các chức năng, tiện ích phục vụ đăng ký, quản lý, cấp bản sao trích lục hộ tịch hộ tịch có liên quan đến đăng ký khai sinh tại UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện và Sở Tư pháp cấp tỉnh. Đối với các hồ sơ đăng ký khai sinh lần đầu cho trẻ dưới 14 tuổi (tính đến thời điểm nhập dữ liệu) sẽ được Phần mềm chuyển sang Bộ Công an để cấp Số định danh cá nhân, đảm bảo việc cấp Giấy khai sinh có Số định danh cá nhân theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014; phần mềm này đảm bảo cở sở dữ liệu đăng ký hộ tịch quản lý tập trung, thống nhất và đồng bộ trên toàn quốc và Có khả năng xâu chuỗi các sự kiện hộ tịch liên quan đến công dân trên toàn địa bàn triển khai.

- Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung: Cung cấp các chức năng, tiện ích phục vụ đăng ký, quản lý, cấp bảo sao trích lục hộ tịch đối với các phân hệ đăng ký hộ tịch còn lại, đáp ứng các yêu cầu của Pháp luật về Hộ tịch;

- Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch: Cung cấp các chức năng phục vụ báo cáo thống kê, tra cứu, xem chi tiết dữ liệu theo phạm vi quản lý hộ tịch, triển khai cho UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện, Sở Tư pháp cấp tỉnh và Bộ Tư pháp;

- Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu người dùng: Triển khai cho Sở Tư pháp cấp tỉnh và Bộ Tư pháp trong đó: cho phép Sở Tư pháp có thể quản lý thông tin tài khoản của tất cả các công chức tư pháp – hộ tịch cấp huyện và cấp xã trên toàn địa bàn tỉnh / thành phố, Bộ Tư pháp quản lý thông tin tài khoản trên toàn quốc;

- Hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến: Hỗ trợ các địa phương triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hộ tịch. Cho phép người dân gửi hồ sơ điện tử yêu cầu đăng ký một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch cho cơ quan đăng ký xem trước trước khi chính thức mang hồ sơ đầy đủ đến cơ quan đăng ký hộ tịch để thực hiện.

3.3. Phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực

Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực được Sở Tư pháp triển khai ứng dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2016 nhằm tin học hoá quản lý và giải quyết các nghiệp vụ công chứng, chứng thực liên quan đến hợp đồng giao dịch, cung cấp kịp thời và chính xác thông tin về tài sản công chứng, chứng thực, hạn chế những rủi ro, tranh chấp, khiếu kiện có thể xảy ra.

Ngoài các chức năng, tiện ích đáp ứng nghiệp vụ công chứng, chứng thực, phần mềm còn tích hợp các modul quản lý tài sản ngăn chặn, giúp cho các cấp cơ quan như: Sở Tư pháp, Phòng tư pháp, UBND cấp xã, Tổ chức hành nghề công chứng, tra cứu, chia sẻ dữ liệu đơn giản, chính xác.

Sau 3 năm triển khai, hiện nay phần mềm đang được nâng cấp để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về kỹ thuật và nghiệp vụ.

3.4. Cổng Thông tin điện tử Sở Tư pháp

Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp với nhiều hệ thống thông tin, chuyên mục thường xuyên được cập nhật, chỉnh sửa, nâng cấp, bổ sung không những phục vụ tích cực công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Sở, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Sở mà còn cung cấp nhiều thông tin và dịch vụ công cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp. Sau một số lần nâng cấp, đến nay Cổng thông tin điện tử của Sở đã được bổ sung nhiều chuyên mục, chức năng mới như: Hỏi đáp pháp luật trực tuyến, Góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trực tuyến, tiếp cận thông tin… nhằm từng bước cải cách hành chính và đổi mới phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ người dân và doanh nghiệp.

3.5. Các ứng dụng CNTT khác do Bộ Tư pháp triển khai như: Phần mềm đăng ký cấp phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến, Phần mềm đăng ký hồ sơ quốc tịch trực tuyến. Các phần mềm này cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, cho phép cá nhân, tổ chức đăng ký cấp phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến và thực hiện một số thủ tục hành chính về quốc tịch (xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, xin cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam và xin cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam trên toàn quốc) mà không phải đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền giải quyết để nộp hồ sơ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ

1. Nguồn lực đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư nhằm đảm bảo điều kiện về hạ tầng, ứng dụng CNTT và đảm bảo an toàn an ninh thông tin; Cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của Sở chưa được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này, hoạt động còn mang tính kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao, nhất là về trong công tác bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

2. Hạ tầng kỹ thuật của Sở Tư pháp còn hạn chế như: Hệ thống máy chủ của Sở đã quá cũ, năng lực xử lý, lưu trữ dữ liệu các ứng dụng CNTT còn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số máy tính cấu hình thấp cài hệ điều hành phiên bản cũ và chỉ sử dụng cho công tác văn phòng, không thể cài đặt hệ điều hành phiên bản mới, phần mềm diệt virus cũng như các phần mềm ứng dụng chạy trên nền tảng mới để đáp ứng việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Ngành;

3. Việc cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 ở một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở chưa được thực hiện;

4. Kỹ năng sử dụng máy tính của một số công chức, nhất là công chức hộ tịch cấp xã còn nhiều hạn chế.

5. Một số đơn vị chưa sử dụng hiệu quả các phần mềm được trang bị phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực (Qua công tác kiểm tra nhiều đơn vị cấp xã chưa cập nhật dữ liệu chứng thực hợp đồng, giao dịch vào phần mềm).

6. Một số phần mềm do Bộ Tư pháp cung cấp chưa hoàn thiện, còn chậm được nâng cấp như: Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử; Phần mềm quản lý lý lịch tư pháp … ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chuyên môn của cơ quan trực tiếp đăng ký khai sinh, quản lý lý lịch tư pháp.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ MỘT SỐ NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG CNTT TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Về hạ tầng kỹ thuật

- Đầu tư thêm một số hạng mục nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thống hoạt động an toàn liên tục trên môi trường mạng như: hệ thống máy chủ; trang thiết bị, phần mềm bảo mật; các phương án, giải pháp lưu trữ, dự phòng thảm họa; giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu dự phòng kết hợp với thuê dịch vụ công nghệ thông tin...

- Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị cho cán bộ, công chức, viên chức của Sở Tư pháp đảm bảo theo tiêu chuẩn, định mức quy định.

2. Ứng dụng CNTT trong Sở, Ngành Tư pháp

- Tiếp tục tăng cường sử dụng văn bản điện tử thay thế cho các văn bản giấy trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; bảo đảm 100% văn bản trình Lãnh đạo Sở, 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị thuộc Sở, giữa Sở và các Phòng Tư pháp dưới dạng điện tử, ký số (ngoại trừ các văn bản có nội dung mật); khai thác, sử dụng triệt để hộp thư điện tử được cấp, các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng hiệu quả mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn;

- Phát huy mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Sở, vai trò của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở, các phòng Tư pháp trong việc đưa ứng dụng CNTT vào phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Sở, ngành. Tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Tư pháp về vai trò và tiện ích của việc ứng dụng CNTT;

- Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung một số quy chế về quản lý, khai thác, sử dụng một số phần mềm.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Tiếp tục nâng cấp, đảm bảo Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp cung cấp đầy đủ thông tin theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng Thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Kết nối Cổng thông tin điện tử của Sở với Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh và các Sở, ngành trong tỉnh;

Xây dựng chuyên Trang thông tin điện tử về Phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, trong đó có tích hợp thêm phần mềm “Thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến”, xây dựng tủ sách pháp luật điện tử để tăng cường ứng dụng thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai cung cấp các thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp, phấn đấu 80% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 trở lên. Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin, dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, giúp người dân tiếp cận với pháp luật một cách dễ dàng, từ đó đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao hiểu biết của tổ chức, cá nhân về pháp luật, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Đảm bảo tất cả các thông tin phản ánh về tình hình thi hành pháp luật, thắc mắc về pháp luật của người dân sẽ được tiếp nhận và chuyển cho các đơn vị liên quan để giải quyết. Đồng thời, nhanh chóng đăng tải các thông tin phản hồi đảm bảo người dân, doanh nghiệp tiếp cận được thông tin một cách chính xác và kịp thời;

- Nâng cấp một số Phần mềm quản lý để nâng cao hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý. Đề nghị Bộ Tư pháp sớm nâng cấp, hoàn thiện một số phần mềm do Bộ xây dựng khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng.

4. Về nguồn nhân lực

- Bố trí cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin hoặc cán bộ phụ trách công nghệ thông tin được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ tại Sở Tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại của ngành;

- Có cơ chế, chính sách bồi dưỡng chuyên môn và hỗ trợ phù hợp cho cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin của các đơn vị.

Các tin mới hơn
Tuổi trẻ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Sở Tư pháp xung kích, tình nguyện, sáng tạo gắn với cải cách hành chính(27/03/2024)
Tuổi trẻ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Sở Tư pháp xung kích, tình nguyện, sáng tạo gắn với cải cách hành chính(27/03/2024)
“Ngày thứ bảy tình nguyện giải quyết thủ tục hành chính cho dân” tại Chi đoàn Phòng Công chứng số 2 tỉnh Hải Dương(19/03/2024)
BƯỚC TIẾN MỚI CỦA PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 1 TỈNH HẢI DƯƠNG VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC PHỤC VỤ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG(12/03/2024)
Phòng công chứng số 1 thực hiện số hoá tài liệu văn thư lưu trữ đối với sổ lưu hợp đồng, giao dịch và sổ lưu chứng thực (12/03/2024)
Các tin cũ hơn
Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo chuyên đề về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngành Tư pháp(28/08/2019)
Ngành Tư pháp Hải Dương phát huy truyền thống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao(28/08/2019)
Ngành Tư pháp Hải Dương phát huy truyền thống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao(28/08/2019)
Đại hội Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sở Tư pháp lần thứ XI , nhiệm kỳ 2019-2022(23/08/2019)
Sở Tư pháp chào cờ và sinh hoạt ngày pháp luật tháng 8 năm 2019(05/08/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH