Tin tức, sự kiện
Ngành Tư pháp Hải Dương phát huy truyền thống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
28/08/2019 12:00:00

Với vai trò là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân các cấp, trong những năm qua, Tư pháp Hải Dương luôn bám sát nhiệm vụ được Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, thực hiện tốt các lĩnh vực công tác của ngành.

1. Trong không khí hào hùng của Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Tuyên cáo thành lập Nội các thống nhất Quốc gia gồm 12 Bộ, trong đó có Bộ Tư pháp. Kể từ ngày đó, ngành Tư pháp của chế độ mới đã chính thức ra đời.

Trong suốt những năm đầu của Nhà nước dân chủ nhân dân, Bộ Tư pháp được giao trọng trách xây dựng một nền tư pháp nhân dân, quản lý toàn diện các mặt hoạt động tư pháp, chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luật về quyền tự do, dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình sự và thủ tục tố tụng, tổ chức và quản trị các Tòa án, việc truy tố tội phạm, tư pháp công an, thi hành các án phạt và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác

Thời kỳ sau đó, công tác tư pháp mà Ngành Tư pháp đảm nhận các nhiệm vụ xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật, quản lý các hoạt động hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp giúp cho hoạt động xét xử được tiến hành thuận lợi, hiệu quả. Kể từ khi Bộ Tư pháp được thành lập lại (năm 1981) đến nay, công tác tư pháp được quy định cụ thể hơn, ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của đời sống thực tiễn và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Đặc biệt sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới sâu sắc, toàn diện do Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, vị trí, vai trò của công tác tư pháp trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay, Ngành Tư pháp Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Thể chế các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành tiếp tục được hoàn thiện. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của Ngành từ xây dựng pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp đến phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hợp tác quốc tế về pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác tư pháp và pháp luật... ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành theo pháp luật các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, đáp ứng ngày càng hiệu quả nhu cầu của nhân dân. Để phát huy vai trò và truyền thống của ngành Tư pháp, ngày 07/11/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 715/TTg cho phép hàng năm lấy ngày 28-8 là "Ngày truyền thống của Ngành Tư pháp"

2. Cùng với sự phát triển của ngành Tư pháp Việt Nam, ngày 04 tháng 02 năm 1982 Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Hưng đã ban hành Quyết định số 01/TC về việc thành lập hệ thống tư pháp 3 cấp. Theo đó, ở tỉnh, Sở Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, ở cấp huyện, cấp xã có Ban Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp. Về biên chế của Sở Tư pháp lúc đầu chỉ có 5 người do đồng chí Vũ Hoan làm Giám đốc. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp và Ban Tư pháp cấp huyện, cấp xã được quy định tại Thông tư số 08/TT ngày 06/01/1982 của Bộ Tư pháp  trọng tâm là các nhiệm vụ quản lý việc ban hành văn bản pháp quy và tổng kết tình hình thi hành luật; xây dựng kế hoạch tổ chức, hướng dẫn công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; quản lý tòa án, luật sư, công tác chấp hành án, nghiên cứu pháp luật, đào tạo bồi dưỡng cán bộ pháp lý.

Trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò và tâm huyết của các đồng chí Giám đốc Sở qua các thời kỳ như: Đc Vũ Hoan, đồng chí Đỗ Văn Thanh, đồng chí Đặng Đình Quân, đồng chí Đỗ Xuân Nhĩ, đồng chí Nguyễn Đức Tài, đồng chí Nguyễn Chí Long, đồng chí Ngô Quang Giáp và các đồng chí nguyên Phó Giám đốc Sở, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, ngành tư pháp Hải Dương đã luôn đoàn kết, nêu cao trách nhiệm, phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, vững bước trưởng thành, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà và sự nghiệp chung của Ngành Tư pháp Việt Nam.

Đến nay, Ngành Tư pháp Hải Dương không ngừng lớn mạnh kể cả về số lượng và chất lượng, Sở Tư pháp hiện nay có 7 phòng chức năng và 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với tổng số 89 công chức, viên chức,  người lao động. Trong đó, 24 công chức, viên chức có trình độ chuyên môn thạc sĩ, 60 công chức, viên chức có trình độ cử nhân; 20 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Các Phòng Tư pháp cấp huyện hiện có 42 công chức tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã có 324 cán bộ, công chức tư pháp - hộ tịch. Hầu hết đội ngũ công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ; nhiều đồng chí có thâm niên cao, có tâm huyết có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực tư pháp.

Cùng với đó, chức năng, nhiệm vụ của ngành ngày càng được tăng cường. Bên cạnh những nhiệm vụ truyền thống như: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp; nhiều nhiệm vụ mới được giao cho ngành như: Theo dõi thi hành pháp luật; quản lý xử lý vi phạm hành chính; bồi thường nhà nước; quản lý lý lịch tư pháp; quản lý thanh lý tài sản; thừa phát lại, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, quản lý hoạt động cung cấp thông tin cho công dân ...

Với vai trò là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân các cấp, trong suốt chặng đường đã qua, Tư pháp Hải Dương luôn bám sát nhiệm vụ được Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, thực hiện tốt các lĩnh vực công tác của ngành. Để ghi nhận những thành tích đã đạt được, Sở, ngành tư pháp Hải Dương đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạnh Nhất. Từ năm 2015 đến nay, Sở Tư pháp đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc các năm 2015, 2017, 2018; được Bộ Tư pháp tặng Cờ thi đua xuất sắc các năm 2015, 2018. Đảng bộ Sở Tư pháp hàng năm đều được xếp loại trong sạch, vững mạnh và được Tỉnh ủy tặng Bằng khen năm 2017, 2018.
 

3. Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành tư pháp, từ đầu năm 2019 đến nay, các mặt công tác tư pháp đã được Sở, ngành Tư pháp tỉnh vượt mọi khó khăn, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ, kịp thời. Sở Tư pháp và các đơn vị trong ngành đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, bám sát sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh. Trong đó, nổi bật lên là:

Công tác xây dựng thể chế, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản được quan tâm. Sở đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân ban hành Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 quy định quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực; Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Soạn thảo Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bảng tiêu chí xét duyệt thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh; Dự thảo Quy định phối hợp thực hiện liên thông thủ tục hành chính theo Quyết định số 1380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng và thực hiện "Đề án nâng cao chất lượng ban hành VBQPPL tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018 - 2021". Thẩm định 41 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tham gia ý kiến đối với 39 văn bản khác. Giúp Ủy ban nhân dân tự kiểm tra 35 văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện và kiến nghị xử lý 11 văn bản vi phạm. Tổ chức kiểm tra theo thẩm quyền 23 văn bản quy phạm pháp luật do cấp huyện ban hành; phát hiện và kiến nghị xử lý 13 văn bản vi phạm. Tổng hợp, rà soát, công bố Danh mục 476 văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018; Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số xây dựng và thi hành pháp luật trong hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát huy hiệu quả tích cực, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 07 kế hoạch trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành; tiếp tục đôn đốc thực hiện Luật Tiếp cận thông tin. Duy trì thực hiện chào cờ và sinh hoạt pháp luật hàng tháng trong cơ quan Sở. Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thực hiện định kỳ chuyên mục về phổ biến giáo dục pháp luật trên sóng phát thành và truyền hình; phát hành 08 số Tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật với số lượng 1.150 cuốn/số, trang bị 26.500 sách pháp luật cho Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn. Tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ cho trên 200 báo cáo viên pháp luật, 12 lớp tập huấn cho trên 1.800 hòa giải viên của 12/12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019, đến nay, toàn tỉnh đã công nhận được 239/264 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ( đạt tỷ lệ 90%); Một số đơn vị đạt tỷ lệ cao (100%).

Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật được đẩy mạnh. Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá 5 năm thi hành Hiến pháp năm 2013; phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức 07 Hội nghị tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ về xử phạt vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật. Tham gia trên 20 lượt ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành, địa phương giải quyết các vụ việc phức về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, trong đó có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài. Hầu hết các ý kiến của Sở Tư pháp được Tỉnh ủy, UBND và các ngành, địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Sở Tư pháp cũng đã tổ chức kiểm tra công tác thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính ở 07 ngành, địa phương. Qua kiểm tra, nắm tình hình, Sở đã kịp thời hướng dẫn các ngành, địa phương khắc  phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết.

Công tác hộ tịch, chứng thực, quốc tịch, nuôi con nuôi được quan tâm; Sở Tư pháp đã ban hành 16 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với phòng Tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực; 03 văn bản hướng dẫn thực hiện ghi chú và thông báo cho cấp huyện, xã ghi chú vào Sổ hộ tịch 94 trường hợp được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam; đã tiến hành giao nhận 29 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; vào sổ tiếp nhận 6.840 thông tin về án tích; lập 1.152 bản lý lịch tư pháp điện tử; cấp 9.500 phiếu Lý lịch tư pháp.

Công tác quản lý hoạt động bổ trợ tư pháp được tăng cường, các tổ chức bổ trợ tư pháp đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Hiện trên địa bàn tỉnh có 16 tổ chức hành nghề luật sư và 10 Chi nhánh với 45 luật sư thành viên; 17 tổ chức hành nghề công chứng, với 40 Công chứng viên; 11 tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệp; 02 Văn phòng Thừa phát lại, 02 tổ chức giám định tư pháp. Sự phát triển mạnh mẽ, chuyên nghiệp của các tổ chức bổ trợ tư pháp đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí cho ngân sách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2019, các tổ chức hành nghề luật sư đã thực hiện 187 việc, doanh thu đạt 1,1 tỷ đồng; các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện trên 55.000 việc công chứng, chứng thực thu phí, lệ phí và thù lao trên 12 tỷ đồng; Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh đã đấu giá thành 115 cuộc trị giá 756,7 tỷ đồng; chênh lệch so với giá khởi điểm 143 tỷ đồng; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh đã thực hiện trợ giúp pháp lý 313  vụ việc, trong đó: Tư vấn: 202 vụ việc; tham gia tố tụng: 108 vụ việc; đại diện ngoài tố tụng: 03 vụ việc.

Công tác xây dựng ngành, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng nhằm khắc phục khó khăn về biên chế trong bối cảnh nhiệm vụ được giao ngày càng gia tăng. Trong 8 tháng đầu năm, Sở Tư pháp đã đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch điều động và luân chuyển vị trí công tác đối với công chức lãnh đạo, quản lý của Sở; Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cho cán bộ làm công tác Tư pháp hộ tịch; Rà soát, tổng hợp và thực hiện quy trình bổ sung quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2016 - 2021 và nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cử 16 công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện thủ tục bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương đối với 05 công chức, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho 10 viên chức, bổ nhiệm lại 03 công chức lãnh đạo quản lý cấp Phòng, nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn và phụ cấp nghề đối với 09 cán bộ, công chức, viên chức.

Ứng dụng công nghệ thông tin được xác định là khâu đột phá nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn. Sở Tư pháp tiếp tục phát huy hiệu quả các phần mềm, ứng dụng như: Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực; Cơ sở dữ liệu hộ tịch; Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, phầm mềm xác minh thông tin lý lịch tư pháp; phần mềm Thống kê tư pháp; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; phối hợp với Sở Thông tin truyền thông tỉnh tiếp tục nâng cấp Trang thông tin điện tử của Sở; Cơ sở dữ liệu công chứng; thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; đăng ký sử dụng chữ ký số; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện gửi nhận văn bản chỉ đạo, điều hành trong nội bộ thông qua thư điện tử.

Công tác kiểm tra, thanh tra, phòng chống tham nhũng của ngành được thực hiện toàn diện, tích cực, hiệu quả, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các dấu hiệu sai phạm của các tổ chức, cá nhân; góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực tư pháp. Công tác cải cách hành chính, thi đua khen thưởng đi vào chiều sâu phục vụ tốt cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

 

Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và cán bộ hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh hoạt động này càng chuyên nghiệp, hiệu quả, có sự đóng góp rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, địa phương; vị trí, vai trò trong công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ và thực thi các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức ngày càng được nâng cao, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận.

4. Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, trong 74 năm qua, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành tư pháp Hải Dương luôn tăng cường sự đoàn kết, xây dựng cơ quan đơn vị trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức của cán bộ tư pháp, vượt qua những khó khăn, thử thách, phấn đấu vươn lên, phát triển vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác tư pháp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Các tin mới hơn
Tuổi trẻ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Sở Tư pháp xung kích, tình nguyện, sáng tạo gắn với cải cách hành chính(27/03/2024)
“Ngày thứ bảy tình nguyện giải quyết thủ tục hành chính cho dân” tại Chi đoàn Phòng Công chứng số 2 tỉnh Hải Dương(19/03/2024)
BƯỚC TIẾN MỚI CỦA PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 1 TỈNH HẢI DƯƠNG VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC PHỤC VỤ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG(12/03/2024)
Phòng công chứng số 1 thực hiện số hoá tài liệu văn thư lưu trữ đối với sổ lưu hợp đồng, giao dịch và sổ lưu chứng thực (12/03/2024)
Công bố Quyết định thanh tra(11/03/2024)
Các tin cũ hơn
Đại hội Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sở Tư pháp lần thứ XI , nhiệm kỳ 2019-2022(23/08/2019)
Sở Tư pháp chào cờ và sinh hoạt ngày pháp luật tháng 8 năm 2019(05/08/2019)
Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2019(18/07/2019)
Khối thi đua Nội chính tỉnh Hải Dương sơ kết công tác thi đua 6 tháng đầu năm 2019(05/07/2019)
Bộ Tư pháp thông báo kết quả xét, chấm điểm thi đua, xếp hạng và khen thưởng tổng kết năm 2018(21/06/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH