Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
Chỉ số Tiếp cận tín dụng - Điểm sáng của Môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2019
18/11/2019 01:37:28

Là một trong hai chỉ số vừa tăng điểm vừa tăng bậc theo công bố của Ngân hàng Thế giới năm 2019, chỉ số Tiếp cận tín dụng là điểm sáng của Môi trường kinh doanh Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn dư địa cải cách và cần tiếp tục cải thiện trong thời gian tới.

          1. Xếp hạng Chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam năm 2019

Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng thông qua 2 nhóm chỉ số: (i) Chỉ số sức mạnh quyền pháp lý đo lường các yếu tố hỗ trợ việc cho vay trên cơ sở các quy định về xử lý đối với tài sản bảo đảm và phá sản doanh nghiệp; và (ii) Chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng đo lường, đánh giá các quy định và thông lệ ảnh hưởng tới diện phủ, phạm vi và khả năng tiếp cận đối với thông tin tín dụng thông qua một cơ quan đăng ký tín dụng.

Theo báo cáo Môi trường kinh doanh công bố ngày 24/10/2019, chỉ số Tiếp cận tín dụng là 1 trong 5 chỉ số của Việt Nam tăng điểm; Tiếp cận tín dụng cùng với Nộp thuế và bảo hiểm xã hội là 2 chỉ số vừa tăng điểm vừa tăng bậc, tăng 5 điểm và tăng 7 bậc so với năm 2018. Kết quả này vượt so với mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP là tăng ít nhất 1 bậc trong năm 2019. Hiện nay, chỉ số Tiếp cận tín dụng của chúng ta xếp 25/190 nền kinh tế, đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (chỉ sau Brunei - xếp thứ 1/190). Trong đó, cấu phần Chiều sâu thông tin tín dụng của Việt Nam đạt điểm tối đa 8/8 điểm (do đã cải thiện khả năng tiếp cận thông tin tín dụng bằng cách phân phối dữ liệu từ các nhà bán lẻ); cấu phần Chỉ số sức mạnh quyền pháp lý của Việt Nam đang đạt 8/12 điểm, giữ nguyên điểm số so với kỳ báo cáo trước, Ngân hàng Thế giới chưa ghi nhận sự cải thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam, theo đó chúng ta chưa có điểm đối với 04 nội dung quy định liên quan tới đăng ký tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm.

Có thể khẳng định, chỉ số Tiếp cận tín dụng là một điểm sáng trong nỗ lực triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Có được kết quả này, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2019. Đồng thời, ban hành Tài liệu hướng dẫn về Chỉ số Tiếp cận tín dụng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới nhằm hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương có cách hiểu đúng, thống nhất về chỉ số Tiếp cận tín dụng. Đối với những vấn đề cần tiếp tục phải cải thiện, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất các Bộ, ngành liên quan gồm: Tư pháp, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và Tòa án nhân dân tối cao phối hợp nghiên cứu và có giải pháp phù hợp. Đối với chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng (TTTD), Ngân hàng Nhà nước đã tập trung triển khai các giải pháp sau: (i) Tiếp tục nâng cao chất lượng cơ sở TTTD quốc gia cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng nguồn thông tin từ các nguồn thông tin phi truyền thống. Ngoài ra, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đã chủ động phối hợp về cơ chế trao đổi thông tin với các đơn vị mạng di động, bảo hiểm xã hội, thuế, dịch vụ tiện ích (điện, nước)...; (ii) Nâng cao tính minh bạch của TTTD, góp phần cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng vay, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp sử dụng báo cáo TTTD miễn phí, kết nối với các tổ chức tín dụng trên nền tảng website và thiết bị di động. Trong năm 2019, CIC đã 2 lần điều chỉnh giảm giá sản phẩm dịch vụ TTTD (một lần 10% và một lần 15%).

2. Một số vướng mắc và giải pháp

Như trên đã nêu, những tiêu chí Ngân hàng Thế giới đánh giá thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước đều đã được ghi nhận và cấu phần Chiều sâu thông tin tín dụng đã đạt điểm tối đa (8/8). Trong khi đó, các vấn đề cần cải thiện nhằm nâng điểm số và thứ bậc chỉ số Tiếp cận tín dụng liên quan đến cấu phần Sức mạnh quyền pháp lý của Việt Nam - tập trung vào phản ánh thực trạng pháp luật về giao dịch bảo đảm, phá sản thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường… Do đó, để duy trì và tiếp tục cải thiện điểm số, thứ hạng là một thách thức lớn, do dư địa cải thiện hiện nay không còn nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành liên quan trong việc cải thiện cấu phần Sức mạnh quyền pháp lý, đặc biệt là tập trung cải thiện 4 nội dung chưa được Ngân hàng Thế giới ghi nhận của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Cụ thể là, trong thời gian tới các bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Tư pháp cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: (1) Làm đầu mối nghiên cứu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội nội dung liên quan đến việc cải thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm, trong đó tập trung một số vấn đề như cải thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, thứ tự ưu tiên thanh toán…; (2) phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát đánh giá và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giao dịch điện tử về đất đai, trong đó có đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; (3) làm đầu mối phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Chính phủ, Quốc hội nội dung liên quan đến việc cải thiện pháp luật về phá sản, phần nội dung liên quan đến tạm hoãn các hành động trong giai đoạn phá sản; (4) phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về cải cách liên quan đến hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm cho Ngân hàng Thế giới phục vụ xây dựng Báo cáo Môi trường kinh doanh trong năm 2020 và các năm tiếp theo./.

(Nguồn Văn phòng Chính phủ)
Các tin mới hơn
Vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hiện nay(30/08/2021)
Cần thiết ban hành Nghị quyết để hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ bị tổn thương trước tác động tiêu cực của nền kinh tế(12/06/2020)
Thêm 3 trường hợp được miễn lệ phí môn bài(19/03/2020)
Thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng một số tập đoàn kinh tế, tổng Công ty Nhà nước(19/03/2020)
Hội nghị triển khai chương trình hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ(05/02/2020)
Các tin cũ hơn
Pháp luật kinh tế ở Hàn Quốc(01/08/2019)
Diễn đàn đối thoại về đăng ký giao dịch bảo đảm lần thứ nhất(19/06/2019)
Khi doanh nghiệp giải thể: Thi hành án trên ... giấy?(19/06/2019)
Công ty Luật Khai Phong triển khai Đề án hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp(19/06/2019)
Kiểm tra công tác đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại UBND huyện Tứ Kỳ(18/06/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH