Quản lý XLVPHC và theo dõi THPL
Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
20/06/2019 09:36:20

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã kiến nghị với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị (đặc biệt là UBND các huyện, thành phố) cần quan tâm làm tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về thực thi pháp luật.

Qua kiểm tra, cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được như: các cấp ủy Đảng, chính quyền; người sử dụng lao động tại các cơ quan, đơn vị được kiểm tra đã tổ chức tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, Hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn; các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại doanh nghiệp mình như: Bộ Luật lao động; Luật Công đoàn; Luật BHXH, Luật Bảo hiểm y tế; các Nghị định của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu chung, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATLĐ, VSLĐ….; với chức năng quản lý nhà nước được giao, UBND các huyện, thành phố đã chủ động, tích cực chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương. Đồng thời tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.
Tuy nhiên, tại các cơ quan, đơn vị qua kiểm tra cho thấy việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp còn một số vướng mắc, hạn chế và những sai phạm chủ yếu như:
1. Về xây dựng cơ chế chính sách về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp:
Với các địa bàn khá đặc thù (với nhiều loại hình doanh nghiệp, số người lao động trong các doanh nghiệp lớn), UBND các huyện, thành phố cần thiết phải ban hành văn bản QPPL để xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với đặc thù của địa phương trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản QPPL của các địa phương còn chưa được quan tâm (trong đó chủ yếu là ban hành văn bản hành chính, cá biệt), phần nào ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước ở địa phương.
Đối với các doanh nghiệp, mặc dù đã xây dựng, ban hành được Thỏa ước lao động tập thể, thang bảng lương và một số nội quy, quy chế …áp dụng tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong các “bản cam kết trên” nội dung chưa thể hiện hết cơ chế chính sách về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp.
2. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn đã được UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhưng còn dừng lại ở mức độ chung chung; chưa tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, quan tâm tới tính đặc thù của địa phương (đối tượng, địa bàn, ngành nghề…). Do đó, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.
3. Tình hình tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp
Qua kiểm tra cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp diễn ra phổ biến như:
- Áp dụng thời gian thử việc không đúng quy định (60 ngày với tất cả số lao động); không ký hợp đồng lao động với NLĐ sau thời gian thử việc hoặc chỉ ký với số ít lao động để đối phó với các đoàn kiểm tra;
- Làm thêm giờ vượt quá quy định (16h/tuần);
- Không đóng BHXH cho NLĐ (năm 2013: tại huyện Kim Thành mới có 85/254 DN tham gia BHXH cho NLĐ, số người được tham gia BHXH thấp chỉ 4.290/10.787 CNLĐ được tham gia, có 30/85 DN đã tham gia BHXH còn nợ BHXH trên 3 tỉ đồng; tại huyện Bình Giang, số doanh nghiệp không tham gia BHXH cho người lao động là 86/230 DN. Trong số các doanh nghiệp đã đóng BHXH là 144 DN thì số tiền các doanh nghiệp nợ đọng BHXH tính đến ngày 30/9/2013 là trên 2 tỷ đồng; tại thành phố Hải Dương, có 203/1.770 DN nợ đóng BHXH từ 3 tháng trở lên với số tiền gần 13 tỷ đồng…);
- Một số doanh nghiệp mặc dù đã hoạt động ổn định từ nghiều năm nay, có tổ chức công đoàn song do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, tác dụng của việc ký kết Thoả ước LĐTT nên đến nay vẫn chưa xây dựng hoặc ban hành Thoả ước LĐTT của công ty (tại huyện Kim Thành có 20/22 doanh nghiệp, huyện Bình Giang có 16/24 doanh nghiệp thuộc LĐLĐ huyện quản lý thực hiện ký Thoả ước LĐTT);
- Doanh nghiệp chưa tính trả lương cho người lao động làm công việc đã qua đào tạo cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng; đối với các công việc độc hại, nguy hiểm chưa trả cao hơn 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường; chưa đăng ký thang, bảng lương hoặc khi có điều chỉnh về thang, bảng lương với cơ quan quản lý về lao động; trả lương thực tế hàng tháng cho người lao động thấp hơn thang, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng…;
- Việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động chưa được đầy đủ (tổ chức khám còn mang tính chiếu lệ; số lượng người lao động tại các doanh nghiệp tham gia khám sức khỏe đạt 60-80%); Sau khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ thì việc phân loại, bố trí đối với người lao động xếp loại sức khỏe hạng 4, 5 chưa được các doanh nghiệp quan tâm, thực hiện nghiêm túc.
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã kiến nghị với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị (đặc biệt là UBND các huyện, thành phố) cần quan tâm làm tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về thực thi pháp luật. Tăng cường công tác thanh - kiểm tra việc thực hiện pháp luật, xử lý nghiêm những đơn vị cố tình vi phạm nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Vũ Duy Sỹ
Các tin mới hơn
Xử phạt doanh nghiệp do xả nước thải vượt thông số kỹ thuật nước thải ra môi trường(09/04/2024)
Xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(09/04/2024)
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2023 (22/12/2023)
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xử lý VPHC thông qua công tác than tra, kiểm tra(18/12/2023)
Một doanh nghiệp bị xử phạt hơn 100 triêu đồng do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(07/12/2023)
Các tin cũ hơn
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh năm 2013(19/06/2019)
Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2013 trên địa bàn tỉnh Hải Dương(19/06/2019)
Quốc hội “duyệt” nâng mức phạt hành chính lên tối đa 2 tỷ đồng(19/06/2019)
Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính sao cho hiệu quả(19/06/2019)
Ninh Giang tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính năm 2019(18/06/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH