Họ và tên:Phạm Văn Tỏ
Địa chỉ:
Ngày hỏi:7/2/2019 4:18:43 PM
Tiêu đề:Quy định của pháp luật về xâm hại trẻ em và xử lý hành vi xâm hại trẻ em
Lĩnh vực:Hình sự
Nội dung câu hỏi: Xâm hại trẻ em là gì, gồm những hành vi như thế nào? Quy định của Pháp luật về xử lý hành vi xâm hại trẻ em?
Câu trả lời:
Tại Khoản 5, Điều 4, Luật trẻ em qui định: "Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
Có bốn hình thức chính của xâm hại trẻ em. Đó là xâm hại thể chất, xâm hại tình dục, xâm hại tinh thần và xao nhãng.
Xâm hại thể chất trẻ em là việc hành hạ, ngược đãi, đánh đập, hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng trẻ em...Xâm hại thể chất trẻ em không chỉ là hành vi bạo lực gia đình, mà còn là hành vi bạo lực học đường và các hành vi bạo lực khác.
Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi dụ dỗ, xúi bẩy, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện một số hành vi mang tính chất kính dục không phù hợp với lứa tuổi của các em. Hành vi nhìn chỗ kín (thị dâm), nói chuyện về vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, bộ phận sinh dục (khẩu dâm), nghe, động chạm, ôm đều có thể được xem là xâm hại tình dục. Xâm hại tình dục bao gồm cả các hành vi khác như việc dụ dỗ, cho trẻ xem phim khiêu dâm, dụ dỗ trẻ không mặc quần áo, dâm ô, giao cấu, hiếp dâm trẻ em.
Xâm hại tinh thần trẻ em bao gồm các hành vi như: lăng mạ, chửi bới, chì chiết trẻ em, cưỡng ép trẻ em lột bỏ quần áo trước mặt nhiều người hoặc nơi công cộng, cấm trẻ em ra khỏi nhà, buộc trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực của người có hành vi bạo lực với thành viên gia đình khác, người khác hoặc các con vật.....
Hành vi xao nhãng trẻ em bao gồm các hành vi như bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em, đối sử tồi tệ với trẻ em như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm...Trẻ em bị xao nhãng thường có biểu hiện lo âu, trầm cảm, lòng tự trọng thấp, có triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn, tự kỉ....và có thể dẫn đến hậu quả tự tử.
Trong các hình thức xâm hại trẻ em, hình thức xâm hại về thể chất và xâm hại tình dục là hai hình thức xảy ra nhiều nhất đối với trẻ em.
Hiện nay, việc xử lý các hành vi xâm hại trẻ em được quy định tại các văn bản pháp luật như Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9-5-2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy và phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Bộ luật hình sự 2015,....
Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể xử lý hình sự với các tội danh như: Tội giết người (Điều 123); Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ ( Điều 124); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác ( Điều 134); Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ( Điều 142); Tội cưỡng dâm ( Điều 143); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ( Điều 144); Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ( Điều 145); Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (Điều 146); Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm ( Điều 147); tội mua dâm người dưới 18 tuổi ( Điều 329)...
Quay lại
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH