Họ và tên:Lâm Thị Mỹ Dạ
Địa chỉ:
Ngày hỏi:7/1/2019 4:31:36 PM
Tiêu đề:Người khuyết tật và điều kiện hưởng Bảo hiểm xã hội
Lĩnh vực:
Nội dung câu hỏi: Bà Cao Thị M, sinh năm 1956, địa chỉ thường trú: Thôn 1, Thanh Xá, Thanh Hà, Hải Dương có hỏi nội dung sau: Bà thuộc hộ nghèo tại địa phương, bị tai biến, đột quỵ từ tháng 9/2013, từ đó đến nay bị liệt, không đi lại được, phải ngồi xe lăn? Bà muốn hỏi như thế nào thì được gọi là người khuyết tật? Muốn được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật cần phải có điều kiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Câu trả lời:
Tại khoản 1, Điều 2 Luật Người khuyết tật quy định: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định tại khoản 1, Điều 44 Luật người khuyết tật bao gồm:
"- Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
- Người khuyết tật nặng."
Đối tượng này phải không hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; không hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1, Điều 51 Luật người khuyết tật.
Mức độ khuyết tật được quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật người khuyết tật và được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:
"1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Theo quy định tại Điều 15 Luật người khuyết tật thì: Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện.
Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.
Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012.
Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 32/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012.

Quay lại
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH