Quản lý XLVPHC và theo dõi THPL
TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ, TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG, NHỮNGTRƯỜNG HỢP KHÔNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
27/03/2022 09:40:48

Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013; được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 (sau đây viết tắt là Luật Xử lý vi phạm hành chính).Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương biên tập và giới thiệu các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính, như sau:
I. TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ
Theo quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong xử lý vi phạm hành chính, những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính.
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu. 8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
II. TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG
Theo quy định tại Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong xử lý vi phạm hành chính, những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
1. Vi phạm hành chính có tổ chức.
2. Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm.
3. Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính.
5. Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính.
7. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính.
8. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
9. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
10. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
11. Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
12. Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
* Lưu ý: Tình tiết tăng nặng nêu trên đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
III. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết. Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây 3 một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa (Khoản 11 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên (Khoản 12 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ. Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra (Khoản 13 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Khoản 14 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính. Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Khoản 15 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
6. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”)./.
 
Các tin mới hơn
Xử phạt doanh nghiệp do xả nước thải vượt thông số kỹ thuật nước thải ra môi trường(09/04/2024)
Xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(09/04/2024)
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2023 (22/12/2023)
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xử lý VPHC thông qua công tác than tra, kiểm tra(18/12/2023)
Một doanh nghiệp bị xử phạt hơn 100 triêu đồng do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(07/12/2023)
Các tin cũ hơn
Thành phố Hải Dương sẽ triển khai việc xử phạt nguội(18/03/2022)
Vượt đèn đỏ, đèn vàng bị phạt đến 6 triệu đồng(14/03/2022)
Điểm mới của Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý Vi phạm hành chính(07/03/2022)
Nghị định số 120/2021/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn(07/03/2022)
Nội dung cơ bản của Quy định về lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Một số nội dung chính của Nghị định 120/2021/NĐ-CP Quy định Chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn(07/03/2022)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH