Hỏi đáp, tư vấn pháp luật
Trách nhiệm nuôi dưỡng người bị mất năng lực hành vi dân sự?
19/03/2020 12:00:00

Câu hỏi: Chị M kết hôn với anh H được 10 năm nay. Do chịu nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống và gia đình, đặc biệt là sau khi con gái chị bị tại nạn qua đời, chị M đã phát bệnh tâm thần. Biết chị M bị bệnh, gia đình anh H đã xua đuổi nên bố mẹ đẻ chị M đã đón chị về ở. Xin hỏi, trách nhiệm phải nuôi dưỡng chị M trong trường hợp này thuộc về ai?

Trả lời:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.Như vậy, chị M bị coi là mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự khi và chỉ khi có quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, về việc xác định người có trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng người bị mất năng lực hành vi dân sự. Chị M bị bệnh tâm thần sau khi đã kết hôn. Vì vậy, việc xác định người giám hộ trong trường hợp này cần phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự. Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

(Tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.)

Theo quy định nêu trên, trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ đương nhiên. Chỉ khi vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Như vậy, trường hợp này thì anh H - chồng chị M là người có trách nhiệm phải trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc chị M.

 

Các tin mới hơn
Tôi sắp cưới chồng mang quốc tịch Nga nhưng tôi vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Tôi đang mang thai, vài tháng sau sẽ sinh con. Tôi có thắc mắc khi tôi kết hôn với người nước ngoài thì có buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam không? (09/04/2024)
Tôi sắp khai trương nhà hàng ăn uống có bán rượu, bia. Tôi muốn hỏi rằng nếu người dưới 18 tuổi vào nhà hàng tôi mua rượu và uống thì tôi có bị xử phạt hay không? (20/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Cho tôi hỏi, con dâu, con rể liệu có được hưởng di sản thừa kế không?(18/03/2024)
Các tin cũ hơn
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối(12/03/2020)
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn quy định như thế nào?(05/03/2020)
Quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn(26/02/2020)
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi bị tai nạn mắt không nhìn thấy gì có bị mất năng lực hành vi dân sự không(14/02/2020)
Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của chủ sở hữu(03/02/2020)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH