Hỏi đáp, tư vấn pháp luật
Hoạt động trợ giúp pháp lý là gì? Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý 2017 là những ai?
07/09/2022 12:00:00

Câu hỏi: Hoạt động trợ giúp pháp lý là gì? Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý 2017 là những ai?

Trả lời:

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Tại Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý quy định đối tượng được trợ giúp pháp lý gồm:

1. Người có công với cách mạng.

Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 quy định Người có công với cách mạng gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

b) Người nhiễm chất độc da cam;

c) Người cao tuổi;

d) Người khuyết tật: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

h) Người nhiễm HIV.

Lưu ý: Điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

 

Các tin mới hơn
Tôi sắp khai trương nhà hàng ăn uống có bán rượu, bia. Tôi muốn hỏi rằng nếu người dưới 18 tuổi vào nhà hàng tôi mua rượu và uống thì tôi có bị xử phạt hay không? (20/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Cho tôi hỏi, con dâu, con rể liệu có được hưởng di sản thừa kế không?(18/03/2024)
Người khuyết tật đặc biệt nặng, đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội. Hiện nay có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. Vậy người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng phải đảm bảo điều kiện, trách nhiệm như thế nào?(29/02/2024)
Các tin cũ hơn
Thời điểm và địa điểm mở thừa kế?(29/07/2022)
Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự?(13/07/2022)
Hiệu lực của hợp đồng mua bán?(13/07/2022)
Chồng tôi đang trong thời gian chấp hành án treo. Theo quy định của pháp luật, trong thời gian này tôi được quyền ly hôn chồng không?(14/03/2022)
Hiện nay F0 có được hỗ trợ tiền ăn và F0 sẽ được hưởng các khoản tiền nào?(28/02/2022)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH