Hỏi đáp, tư vấn pháp luật
Làm gì để được thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn?
23/11/2021 12:00:00

Câu hỏi: Tôi và vợ tôi đã ly hôn 9 tháng, bản án của Tòa án quyết định vợ tôi được quyền nuôi con và tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nay tôi muốn dành quyền nuôi con vì vợ tôi chuẩn bị bước thêm bước nữa. Tôi làm công nhân của công ty Hòa Phát nên lương rất ổn định. Còn vợ tôi không có nghề nghiệp gì để lo cho con. Vậy tôi làm gì để được dành quyền nuôi con?

Trả lời:

Thứ nhất, quy định về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có một trong các căn cứ theo quy định đã nêu trên.

Thứ hai, mẹ tái hôn có bị tước quyền nuôi con?

Trong trường hợp của anh, anh có quyền yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có một trong các căn cứ sau:

- Bố, mẹ có thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con cho phù hợp với lợi ích của con;

- Anh có căn cứ chứng minh người mẹ không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Các căn cứ chứng minh trong trường hợp này chủ yếu là các yếu tố về vật chất và tinh thần như sau:

Yếu tố vật chất như điều kiện ăn ở, học tập, vui chơi, chăm sóc sức khỏe khi con ốm đau… Các điều kiện này được xác định chủ yếu dựa trên thu nhập thực tế, chỗ ở hợp pháp, tài sản của người đang trực tiếp nuôi dưỡng con.

            Yếu tố tinh thần bao gồm các điều kiện như thời gian trực tiếp chăm sóc, giáo dục con (chứng minh thông qua tính chất công việc, thời gian làm việc…); tình cảm của cha, mẹ đối với con trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; điều kiện cho con vui chơi, hoàn thiện nhân cách; nhân cách của người trực tiếp nuôi con…

Theo đó, nếu người mẹ tái hôn thì chưa đủ căn cứ để xác định người mẹ không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu anh chứng minh được người mẹ sau khi tái hôn đã có những hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi con hoặc không còn đủ các điều kiện đã kể trên để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì anh có quyền đề nghị Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi đã ly hôn. 

 

Các tin mới hơn
Tôi sắp cưới chồng mang quốc tịch Nga nhưng tôi vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Tôi đang mang thai, vài tháng sau sẽ sinh con. Tôi có thắc mắc khi tôi kết hôn với người nước ngoài thì có buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam không? (09/04/2024)
Tôi sắp khai trương nhà hàng ăn uống có bán rượu, bia. Tôi muốn hỏi rằng nếu người dưới 18 tuổi vào nhà hàng tôi mua rượu và uống thì tôi có bị xử phạt hay không? (20/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Cho tôi hỏi, con dâu, con rể liệu có được hưởng di sản thừa kế không?(18/03/2024)
Các tin cũ hơn
Chế độ chính sách đối với người cao tuổi?(11/11/2021)
Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt và phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn giả quyết như thế nảo?(08/11/2021)
Chế dộ chính sách cho người cao tuổi(29/10/2021)
Thủ tục hưởng chế độ đối với thương binh?(29/10/2021)
Hỏi về chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ(11/08/2021)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH