Quản lý XLVPHC và theo dõi THPL
Kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2022
09/01/2023 08:27:01

1. Công tác chỉ đạo triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật

Xử phạt VPHC trong các lĩnh vực được coi là công cụ quan trọng nhằm răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC và các văn bản, hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành: Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 12/01/2022 về công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1214/KH-UBND ngày 04/5/2022 thi hành pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 21/6/2022 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý VPHC năm 2022 trên địa bàn tỉnh... nhằm chỉ đạo toàn diện các mặt công tác xử lý VPHC như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý VPHC và triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC, các Nghị định hướng dẫn về công tác xử lý VPHC. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ về xử lý VPHC; kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt VPHC; rà soát, xây dựng văn bản sửa đổi, bổ sung, các văn bản để phù hợp với pháp luật về xử lý VPHC; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý VPHC; thực hiện thống kê, báo cáo về xử lý VPHC theo đúng quy định.

Trên cơ sở các văn bản, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã chủ động triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC trên địa bàn, lĩnh vực quản lý của mình bằng cách xây dựng các kế hoạch, quyết định, văn bản và triển khai thực hiện các nội dung, chương trình đã đề ra.

2. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Thực hiện các quy định pháp luật về xử lý VPHC, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo, triển khai: ban hành Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 20/01/2022 quy định công tác kiểm tra, đánh giá hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh thay thế Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019.

- Tham gia đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như:

+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo;

+ Dự thảo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quản lý công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trong Công an nhân dân (thay thế Thông tư 63/2017/TT-BCA);

+ Dự thảo Thông tư quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm để sung vào ngân sách nhà nước.

3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ trong việc triển khai thi hành và áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính

- UBND tỉnh đã chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền Luật Xử lý VPHC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC cùng các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền theo chuyên đề về nội dung của các Nghị định xử phạt mới được ban hành trong năm 2022 và những Nghị định có tầm ảnh hưởng rộng trong các lĩnh vực: Tài nguyên môi trường, y tế; lao động, bảo hiểm xã hội; giao thông đường bộ và đường sắt; đất đai; quốc phòng...

- Trong năm 2022, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành tập huấn chuyên sâu về xử lý VPHC cho khoảng 600 người làm công tác này trên địa bàn toàn tỉnh (05 lớp, mỗi lớp 120 người). Ngoài ra, Sở Tư pháp đã cử báo cáo viên pháp luật phối hợp với các sở, ngành, địa phương tiến hành tập huấn cho các cấp, các ngành.

- Trong từng thời điểm, Sở Tư pháp (cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh), đã hướng dẫn cho các cơ quan trên địa bàn tỉnh Hải Dương nội dung về xử lý VPHC các lĩnh vực như: quốc phòng, cơ yếu; an ninh, trật tự; đất đai; môi trường; kinh doanh, thương mại…

Các sở, ngành, địa phương căn cứ chỉ đạo của tỉnh và tình hình thực tế của ngành, địa phương mình đã chủ động tiến hành tập huấn công tác xử lý VPHC cho cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác này bằng nhiều các thức khác nhau, như: tiến hành lơp tập huấn, hướng dẫn vụ việc cụ thể, lồng ghép với công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn khác.

4. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Thực hiện Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 12/01/2022 và Quyết định số 1804/QĐ-UBND ngày 21/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra công tác xử lý VPHC tại địa bàn 01 huyện và 02 đơn vị cấp sở; qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc và tồn tại hạn chế, thiếu sót trong quá trình thiết lập hồ sơ xử phạt VPHC. Kết quả kiểm tra được thông báo tới các đơn vị để kịp thời khắc phục theo quy định nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội địa phương.

- Một số địa phương đã chủ động có kế hoạch và triển khai thực hiện việc kiểm tra công tác xử lý VPHC, như: huyện Ninh Giang, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn, huyện Gia Lộccác đơn vị khác thực hiện lồng ghép công tác thanh kiểm tra xử lý VPHC vào công tác thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, địa phương như: Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và đào tạo, Cục Quản lý thị trường, Cục Thuế tỉnh, huyện Kim Thành, huyện Thanh Miện, huyện Tứ Kỳ, thành phố Chí Linh.

5. Tình hình vi phạm hành chính

5.1. Trong lĩnh vực do ngành Công an quản lý

Các hành vi VPHC đa dạng trong các lĩnh vực như: quản lý xuất nhập cảnh; trật tự xã hội, an toàn xã hội; kinh tế; môi trường; phòng cháy, chữa cháy; trật tự an toàn giao thông… Trong đó, một số hành vi được phát hiện và xử lý gia tăng do thực hiện các chuyên đề theo từng thời điểm.

Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép chất ma túy; trong đó sử dụng chất ma túy tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự có chiều hướng gia tăng.

5.2. Trong lĩnh vực Giao thông vận tải

            Tình trạng các phương tiện thay đổi kích thước thùng xe trên địa bàn tỉnh hầu hết đã không còn tồn tại vi phạm, tình trạng xe chở hàng quá tải, quá khổ tuy đã có sự suy giảm đáng kể nhưng vẫn còn chưa triệt để và ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn. Để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi VPHC, ngoài việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, còn phải áp dụng nhiều biện pháp khác như: tổ chức trinh sát phát hiện vi phạm; công bố, phổ biến số điện thoại đường dây nóng qua các kênh thông tin cho các tổ chức, cá nhân tiếp nhận và xử lý vi phạm qua thông tin đường dây nóng; xử phạt thông qua dữ liệu trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình.

5.3. Lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội

Trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra những vi phạm phổ biến trong lĩnh vực này như: không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; thử việc quá thời gian quy định; huy động người lao động làm thêm vượt quá số giờ quy định; không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật... Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật. Đồng thời thực hiện việc giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị, cá nhân khắc phục những tồn tại vi phạm.

5.4. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Nhìn chung, ý thức của các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện khá tốt; đa số các cơ sở sản xuất đã lập và qua cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ môi trường; chủ động xây dựng các công trình xử lý nước thải, khí thải trước khi đi vào vận hành chính thức; chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại phát sinh được các cơ sở thu gom, lưu giữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những việc tích cực, nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ về bảo vệ môi trường của một số tổ chức cá nhân, một số chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất; việc tuân thủ sau báo cáo Đánh giá tác động môi trường của các chủ dự án thực hiện chưa nghiêm, còn tự ý điều chỉnh nội dung dự án, không báo cáo nội dung; do việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chiếm nhiều chi phí nên nhiều cơ sở do sản xuất nhỏ, thiếu vốn đầu tư hoặc ý thức không tốt đã cố tình vi phạm.

5.5. Tại địa bàn huyện Ninh Giang

Vi phạm xảy ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tập trung nhiều ở một số lĩnh vực như: đất đai, quốc phòng, trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự, môi trường, giao thông, thủy lợi. Đặc biệt, vi phạm trong lĩnh vực đất đai và giao thông, thủy lợi với các hành vi như tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất (chủ yếu là từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), hành vi chiếm dụng kênh để làm cầu, làm quán, lán, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, mở đường nhánh đấu nối tría phép với đường chính.

Các hành vi vi phạm không được phát hiện để thiết lập hồ sơ và xử lý kịp thời. Việc thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, quốc phòng, thủy lợi, đê điều gặp rất nhiều khó khăn, các đối tượng vi phạm hầu như không chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả mà chỉ thực hiện biện pháp xử phạt chính; cấp ủy chính quyền địa phương không quyết liệt theo dõi, đôn đốc, tuyên truyền, vận động đối tượng chấp hành quyết định xử phạt, không chủ động tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện các biện cưỡng chế thi hành quyết định, dẫn đến nhiều quyết định xử phạt chưa được thi hành trong thực tiễn.

5.6. Tại địa bàn huyện Thanh Miện

Việc phát triển của kinh tế - xã hội kéo theo lượng người đến địa phương sinh sống tăng là nguyên nhân phát sinh những mâu thuẫn trong xã hội gây mất an ninh trật tự. Tình hình VPHC diễn ra phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, tập trung vào các vi phạm về trật tự xã hội, vi phạm về kinh tế, môi trường, vi phạm các uy định về tham gia trật tự an toàn giao thông... Tuy nhiên, do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên trong thời gian qua các vụ việc vi phạm hành chính có tính chất phức tạp đã giảm so với các năm về trước.

6. Tình hình xử phạt VPHC 

a) Tổng số vụ vi phạm là 27.598 vụ; giảm 6.742 vụ so với cùng kỳ năm 2021.

b) Tổng số đối tượng bị xử phạt là 28.553 đối tượng; giảm 6.775 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021.

c) Tình hình thi hành quyết định xử phạt VPHC:

- Số quyết định xử phạt VPHC đã được ban hành là 27.821 quyết định;
giảm 7.221 quyết định so với cùng kỳ năm 2021.

- Số quyết định đã thi hành là 25.756 quyết định, đạt tỷ lệ 92,6%; tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021.

- Tổng số tiền phạt thu được là 172.365.611.000 đồng; tăng 60.854.046.000 đồng so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện VPHC bị tịch thu là 4.435.278.000 đồng; giảm 18.354.545.000 đồng so với cùng kỳ năm 2021.

- Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện là 04 quyết định; giảm 02 quyết định so với cùng kỳ năm 2021.

7. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 

a) Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là 521 đối tượng, cụ thể:

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 294 đối tượng; giảm 306 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021. Đưa vào trường giáo dưỡng là 01 đối tượng; tăng 13 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 28 đối tượng; tăng 18 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 198 đối tượng; giảm 08 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021.

b) Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là 498 đối tượng, cụ thể:

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là 287 đối tượng; giảm 313 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021. Đưa vào trường giáo dưỡng là 01 đối tượng; giảm 13 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 28 đối tượng; tăng 18 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 182 đối tượng; giảm 22 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021.

c) Số lượng người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế quản lý tại gia đình là 17; tăng 17 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021.

d) Tình hình tổ chức thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:

- Tổng số đối tượng đang chấp hành quyết định là 366; giảm 140 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số đối tượng được tạm đình chỉ chấp hành quyết định là 01; tăng 01 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số đối tượng được giảm thời hạn chấp hành quyết định là 01; giảm 01 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số đối tượng được hoãn chấp hành phần thời gian còn lại là 01; giảm 01 đối tượng so với cùng kỳ năm 2021.

Các tin mới hơn
Xử phạt doanh nghiệp do xả nước thải vượt thông số kỹ thuật nước thải ra môi trường(09/04/2024)
Xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(09/04/2024)
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2023 (22/12/2023)
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xử lý VPHC thông qua công tác than tra, kiểm tra(18/12/2023)
Một doanh nghiệp bị xử phạt hơn 100 triêu đồng do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(07/12/2023)
Các tin cũ hơn
Hội thảo chuyên đề "Công tác xây dựng văn bản QPPL và theo dõi thi hành pháp luật"(26/12/2022)
Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy(20/12/2022)
Tình hình thi hành pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính tỏng hoạt động công chứng của Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương năm 2022(14/12/2022)
Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực phòng cháy chữa cháy(13/12/2022)
Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực phòng cháy chữa cháy(13/12/2022)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH