Tài liệu tuyên truyền PL
Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Phần II)
25/02/2020 01:42:52

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG TRUYỀN NHIỄM

Câu 49. Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) thì cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (tổ chức bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng) khi có một trong các hành vi vi phạm sau:

- Cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân (tổ chức) có hành vi cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 03 ngày.

Câu 50. Mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với cá nhân (từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với tập thể) đối với hành vi lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội.

Câu 51. hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm bị xử phạt như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng (đối với cá nhân); Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (đối với cá nhân); phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu 52. Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (đối với cá nhân) và mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng (đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;

b) Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Câu 53. Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (đối với cá nhân) và mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

b) Không thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm đang được khám, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình cho cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn;

c) Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh;

d) Không theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Câu 54. Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (đối với cá nhân); mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C.

Câu 55. Mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (đối với cá nhân); mức phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Câu 56. Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (đối với cá nhân); mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (đối với tổ chức) được áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Câu 57. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 dưới dây;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 dưới dây;

c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Khoản 2 nêu trên.

Câu 58. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch ?

Trả lời:Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

Câu 59. Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân (phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;

b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

Câu 60. Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với cá nhân (mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng được áp dụng đối với tổ chức) đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;

b) Thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Câu 61. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

Câu 62. Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;

b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;

c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.

Ngoài bị phạt tiền, người có hành vi không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác.

Câu 63. Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về áp dụng biện pháp chống dịch ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;

b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

Ngoài bị phạt tiền, người có hành vi không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người.

Các tin mới hơn
Một số điểm mới của Luật Giao dịch điện tử năm 2023(01/08/2023)
Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ(02/06/2023)
Tài liệu tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống truyền thanh cơ sở. (11/04/2023)
Văn phòng chính phủ ban hành Thông tư 01/2023/TT-VPCP 2023 về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử(07/04/2023)
Video bài giảng tập huấn nghiệp vụ về hòa giải cơ sở(28/09/2021)
Các tin cũ hơn
Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Phần I)(25/02/2020)
Dịch bệnh nCoV: Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không khai báo y tế, từ chối cách ly và tung tin thất thiệt về dịch bệnh.(04/02/2020)
Tìm hiểu quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt(04/02/2020)
Tìm hiểu một số quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia(13/01/2020)
Tìm hiểu các quy định về quản lý xuất, nhập cảnh (12/12/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH