Xây dựng và kiểm tra VBQPPL
Nỗ lực làm tốt hơn công tác "hậu kiểm"
25/11/2019 08:44:51

Chiều 22/11, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và việc bãi bỏ văn bản ban hành trái pháp luật của các bộ, cơ quan. Theo đó, Tổ công tác của Thủ tướng tập trung vào công tác “hậu kiểm” và việc xử lý các kết quả rà soát, hệ thống hóa và kiểm tra VBQPPL.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, thành viên Tổ công tác chủ trì buổi kiểm tra với sự tham gia của các thành viên Tổ công tác khác như Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú và đại diện 12 bộ, cơ quan.

Phát biểu tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết thời gian qua, công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra VBQPPL (được hiểu là công tác “hậu kiểm”) đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng văn bản không hợp hiến, góp phần hạn chế văn bản không hợp pháp, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu công khai, minh bạch, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, sự vào cuộc của các bộ, ngành, các lĩnh vực công tác “hậu kiểm” này đã có những chuyển biến tích cực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống pháp luật còn những tồn tại, hạn chế, trong đó có những tồn tại, hạn chế chậm được khắc phục dẫn thay vì tạo thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các quyền hiến định thì lại làm chậm hoặc cản trở những nỗ lực tốt đẹp của chúng ta. Sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn là những vấn đề đã được nói tới nhiều trong thời gian qua đem lại không gian rộng lớn cho công tác “hậu kiểm” khẳng định vị trí, vai trò của mình.

 
 
 
 

“Nếu chúng ta làm tốt, làm đúng Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 34/2016 và các quy định pháp luật liên quan khác thì có lẽ bức tranh đã khác, doanh nghiệp và người dân không phải than phiền nhiều về pháp luật, Chính phủ và Thủ tướng không phải có nhiều chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể để làm tốt hơn công tác “hậu kiểm” VBQPPL” – Thứ trưởng Ngọc trăn trở.

Vì vậy, Thứ trưởng Ngọc nhấn mạnh mục đích buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng và yêu cầu các bộ, ngành kiểm điểm, đánh giá đầy đủ, khách quan về thực trạng, kết quả thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các bộ trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL; nêu rõ kết quả xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện.

Ngoài ra, cần xác định những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân của hạn chế, bất cập để đề xuất các giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác này.

Theo yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tư pháp, đại diện các bộ, ngành đã báo cáo cụ thể vào những nội dung trên, trong đó tập trung đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị đáng chú ý. Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp) Đồng Ngọc Ba mong các bộ, ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm đối với công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng bãi bỏ một số văn bản đang không rõ về hiệu lực; hướng dẫn cụ thể hơn về xử lý trách nhiệm đối với việc ban hành văn bản trái pháp luật; tham mưu giao 1 cơ quan đầu mối quản lý, vận hành thống nhất Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật…

 
 
 
 
 

Đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) đề nghị Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác “hậu kiểm”, tạo diễn đàn cho cán bộ làm công tác này tại các bộ, ngành, địa phương học tập, trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn; có văn bản chính thức hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương để thống nhất hiểu, áp dụng một số quy định của Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định 34. Bộ Công an cũng kiến nghị nghiên cứu tăng mức chi cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, có chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ để từng bước thu hút nhân lực chất lượng cao.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trần Văn Đạt đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL, trong đó quy định việc ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với cả Thông tư; sửa đổi, bổ sung Nghị định 34 theo hướng quy định cụ thể nội dung đối với việc xác định trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản để triển khai thực hiện có hiệu quả hơn.

Đồng tình với Bộ Công an về việc tổ chức tập huấn cho cán bộ, ông Đạt kiến nghị Bộ Tư pháp nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật để thuận lợi hơn cho quá trình cập nhật VBQPPL của các bộ, cơ quan…

Nguồn: Bộ Tư pháp
Các tin mới hơn
Một số văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2024(17/04/2024)
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 04 năm 2024(29/03/2024)
Hải Dương công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương kỳ 2019 – 2023(11/03/2024)
HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 20 khóa XVII(05/03/2024)
Công bố danh mục VBQPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của tỉnh Hải Dương năm 2023(19/02/2024)
Các tin cũ hơn
“Luật về làm luật” hết sức quan trọng và tương đối đặc thù(22/11/2019)
Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, hiệu lực, hiệu quả(22/11/2019)
Kiện toàn đội ngũ Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật(20/11/2019)
Hải Dương: Tích cực ngăn chặn nguy cơ tham nhũng, lợi ích nhóm trong ban hành văn bản QPPL(19/11/2019)
Danh mục Quyết định của UBND tỉnh quy định chi tiết các nội dung được giao trong các Luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7(19/11/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH