Hướng dẫn của Sở Tư pháp
Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
25/05/2021 02:08:02

Một trong những quy định tích cực, bảo đảm được quyền và lợi ích của trẻ em theo Luật Nuôi con nuôi (NCN) năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành chính là phải rà soát, lập danh sách và hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần tìm gia đình thay thế.

Thông qua việc rà soát, lập danh sách và hồ sơ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần tìm gia đình thay thế ở cộng đồng và tại các cơ sở nuôi dưỡng, cán bộ xã hội tại UBND cấp xã và cán bộ cơ sở nuôi dưỡng nắm được số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để có biện pháp tìm gia đình phù hợp nhận trẻ làm con nuôi.

Nếu như trước đây những trẻ em không có cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước do bị mắc một số bệnh không được quy định trong Luật NCN và Nghị định số 19/2001/NĐ-CP vẫn phải tiếp tục sống tại cơ sở nuôi dưỡng, thì đến nay đã tìm được gia đình thay thế cho trẻ. Hoặc đối với những trẻ trên 5 tuổi dù không có người trong nước nhận nuôi nhưng vẫn phải đăng tin tìm gia đình trong nước ở địa phương và trung ương với tổng thời gian là 4 tháng.

Để khắc phục khó khăn, hạn chế trên ngày 05/3/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.

Theo đó, sửa đổi bổ sung tại Điều 6 “Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi” của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính, như sau:

1. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã hàng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa vào sống ở cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi, xin ý kiến của cơ quan chủ quản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.

3. Việc tìm người nhận trẻ em làm con nuôi được thực hiện như sau:

a) Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếucông dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi theo quy định tại Điều 16 của Luật nuôi con nuôi thì Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và giới thiệu người nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;

 b) Trường hợp không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi, đối với trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi. Sau khi hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi cho Cục Con nuôi để thông báo tìm người nhận con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi.

Đối với trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi và gửi Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi và khoản 3 Điều 16 của Nghị định này để tìm người nhận con nuôi đích danh có điều kiện phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.” /.

Các tin mới hơn
Tài liệu hướng dẫn chứng thực bản sao điện tử từ bản chính(19/08/2022)
Video bài giảng tập huấn nghiệp vụ về hòa giải cơ sở(11/10/2021)
CHỨNG THỰC SƠ YẾU LÝ LỊCH(09/09/2021)
Không chứng thực bản sao từ bản chính đối với Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân) đã cắt góc(28/07/2021)
Lưu ý khi thay đổi, cải chính hộ tịch theo Thông tư 04/2020/TT-BTP(28/07/2021)
Các tin cũ hơn
Quy định pháp luật về nhận cha, mẹ con(24/05/2021)
Quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi(24/05/2021)
Hướng dẫn xử lý một số vướng mắc liên quan đến số định danh cá nhân của trẻ em đăng ký khai sinh từ ngày 01/01/2016(18/01/2021)
Công văn hướng dẫn xử phạt VPHC đối với các hành vi VPHC liên quan đến công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong đó có dịch bệnh Covid-19(31/03/2020)
Giải đáp khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu giá tài sản(06/02/2020)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH