Hướng dẫn của Sở Tư pháp
Quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
24/05/2021 08:37:07

Điều 13 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em có quyền được khai sinh theo quy định của pháp luật. Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: mỗi cá nhân từ khi sinh ra đều có quyền được khai sinh, kể cả trẻ em chỉ sống được dưới 24 giờ rồi chết mà cha mẹ có yêu cầu. Do đó, tất cả trẻ em dù có cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hay bị bỏ rơi đều có quyền được khai sinh.

Pháp luật quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:

Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15-11-2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch, ngay sau khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người phát hiện phải ngay lập tức bảo vệ và thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Sau đó, người đang tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ nếu không có thông tin về cha mẹ đẻ trong thời gian 07 ngày liên tục ra thông báo.

Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác định họ, chữ đệm, tên của trẻ bị bỏ rơi như sau:

- Nếu đã được nhận nuôi thì họ của trẻ có thể theo họ của cha nuôi hoặc mẹ nuôi tùy vào sự thỏa thuận của hai người. Nếu chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ nuôi thì sẽ lấy theo họ của người đó.

- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

- Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh;

- Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh;

- Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị brơi;

- Quê quán được xác định theo nơi sinh;

- Quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam;

- Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

Ngoài những giấy tờ cần thiết để khai sinh cho một đứa trẻ thì khi đi làm khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi cần phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (Điều 16 Luật Hộ tịch 2014).

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó
Các tin mới hơn
Tài liệu hướng dẫn chứng thực bản sao điện tử từ bản chính(19/08/2022)
Video bài giảng tập huấn nghiệp vụ về hòa giải cơ sở(11/10/2021)
CHỨNG THỰC SƠ YẾU LÝ LỊCH(09/09/2021)
Không chứng thực bản sao từ bản chính đối với Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân) đã cắt góc(28/07/2021)
Lưu ý khi thay đổi, cải chính hộ tịch theo Thông tư 04/2020/TT-BTP(28/07/2021)
Các tin cũ hơn
Hướng dẫn xử lý một số vướng mắc liên quan đến số định danh cá nhân của trẻ em đăng ký khai sinh từ ngày 01/01/2016(18/01/2021)
Công văn hướng dẫn xử phạt VPHC đối với các hành vi VPHC liên quan đến công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong đó có dịch bệnh Covid-19(31/03/2020)
Giải đáp khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu giá tài sản(06/02/2020)
Hướng dẫn triển khai phần mềm thống kê tư pháp(17/01/2020)
Hướng dẫn cài đặt, sử dụng chữ ký số(26/12/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH