Quản lý XLVPHC và theo dõi THPL
Tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động công chứng
17/01/2022 06:59:31

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đề nghị cần phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng hoạt động công chứng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết thi hành Luật Công chứng năm 2014. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 64 điểm cầu.

“Lá chắn” phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch

Báo cáo tại Hội nghị cho biết: Luật Công chứng (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, Luật Công chứng đã đi vào cuộc sống, đạt nhiều kết quả cụ thể, tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, giá trị sử dụng bản dịch, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại và góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 64 điểm cầu. Ảnh: TH.

Cụ thể, hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, nhà ở - lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp; không thể phủ nhận công chứng là “lá chắn” phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu công việc cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.

Hoạt động công chứng tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, lấy người dân làm “trung tâm” phục vụ. Các Văn phòng công chứng được thành lập, củng cố và tiếp tục phát triển góp phần giảm áp lực cho các cơ quan hành chính nhà nước.

Việc thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và 59 Hội công chứng viên địa phương góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên từ Trung ương đến địa phương đã bước đầu nâng cao vai trò tự quản nghề nghiệp, chia sẻ, hỗ trợ công việc với cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, số lượng công chứng viên phân bổ chưa đồng đều, chủ yếu ở các thành phố lớn; chất lượng hoạt động hành nghề công chứng còn có những sai sót, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; một bộ phận công chứng viên chưa tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; việc ứng dụng công nghệ thông ti trong hoạt động công chứng còn chưa tương xứng với sự phát triển của nghề công chứng; công tác quản lý nhà nước về công chứng còn chưa thực sự sâu sát, triệt để…

Tại Hội nghị, các ý kiến cho rằng việc xây dựng Luật Công chứng sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến công chứng là yêu cầu cấp bách, cần được quan tâm, tập trung nguồn lực để xây dựng, tạo lập hệ thống pháp luật về công chứng, chứng thực đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi. Đồng thời, đề xuất tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước nhằm khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của hoạt động công chứng đối với các giao dịch dân sự đang ngày càng tăng cả về số lượng và quy mô.

Phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đề nghị tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 29/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng. Cần phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng hoạt động công chứng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của công dân, củng cố niềm tin của xã hội đối với nghề công chứng và giới công chứng viên.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: TH

Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật về công chứng, trong đó cần tập trung xây dựng, trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Công chứng sửa đổi, bảo đảm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong hoạt động công chứng; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan như: Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai… tập trung sửa đổi những quy định đang gây cản trở, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động công chứng tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.

Bên cạnh đó, phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo đúng định hướng đã xác định trong Nghị quyết số 172/NQ-CP, phát triển có kiểm soát, đảm bảo sự phân bổ đều khắp của các tổ chức hành nghề công chứng trên các địa bàn, nhất là địa bàn có nền kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xây dựng đội ngũ công chứng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, chấp hành nghiêm pháp luật và quy tắc nghề nghiệp, trong đó tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tập sự, công nhận hết tập sự; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm; phát huy vai trò tự quản của Hội Công chứng viên các địa phương, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động công chứng…/.
                                                                                                                      Nguồn :  https://dangcongsan.vn/
Các tin mới hơn
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2023 (22/12/2023)
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xử lý VPHC thông qua công tác than tra, kiểm tra(18/12/2023)
Một doanh nghiệp bị xử phạt hơn 100 triêu đồng do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(07/12/2023)
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh do vi phạm về quy định phòng cháy, chữa cháy(07/12/2023)
Xử phạt đối với doanh nghiệp do vi phạm về ke khai vốn điều lệ(07/12/2023)
Các tin cũ hơn
Phạt 4 lái xe vi phạm nồng độ cồn 140 triệu đồng(11/01/2022)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12 năm 2021 về việc sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.(31/12/2021)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12 năm 2021 về việc sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.(31/12/2021)
Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ(29/12/2021)
Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn(29/12/2021)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH