Phổ biến và giáo dục pháp luật
Tìm hiểu Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (Phần 2)
05/03/2021 02:40:08

TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ

1. Về tổ chức phụ trách bầu cử.

Theo quy định tại Điều 12 và Điều 21 Luật Bầu cử, các tổ chức phụ trách bầu cử gồm có:

1. Hội đồng Bầu cử quốc gia;

2. Các Tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, bao gồm:

- Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn;

- Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

- Tổ bầu cử.

2. Nguyên tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương

Điều 26 Luật Bầu cử quy định:

- Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

- Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu cử.

3. Những người không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử

Điều 27 Luật Bầu cử quy định:

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì người ứng cử phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó chậm nhất là vào ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử.

Trường hợp người ứng cử không có đơn xin rút thì cơ quan đã quyết định thành lập Ban bầu cử, Tổ bầu cử đó ra quyết định xóa tên người ứng cử khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử và bổ sung thành viên khác để thay thế.

4. Thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương

Điều 28 Luật Bầu cử quy định:

- Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội.

- Ủy ban bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử đã trình báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới.

- Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Các tin mới hơn
Hải Dương ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh (17/04/2024)
Tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước (17/04/2024)
Hội đồng phối hợp tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch về tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2024”.(17/04/2024)
Quy định về thừa kế trong doanh nghiệp(11/04/2024)
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương(29/03/2024)
Các tin cũ hơn
Tìm hiểu Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (Phần 1)(03/03/2021)
Văn bản QPPL nổi bật có hiệu lực từ tháng 3 năm 2021(03/03/2021)
Danh mục tài liệu phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân khoá XVII, nhiệm kỳ 2021-2026(24/02/2021)
Tìm hiểu Luật thanh niên(17/02/2021)
Văn bản QPPL có hiệu lực từ tháng 2 năm 2021(17/02/2021)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH