Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
Cần thiết ban hành Nghị quyết để hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ bị tổn thương trước tác động tiêu cực của nền kinh tế
12/06/2020 12:00:00

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV, sáng 11/6, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Theo đó, cần thiết ban hành Nghị quyết này để hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ bị tổn thương trước tác động tiêu cực của nền kinh tế.

 

Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày Tờ trình

Thừa Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội thế giới và trong nước. Thực tế trong nước thời gian qua, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn; hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, nhất là doanh nghiệp có quy mô nhỏ đã phải thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động, tác động không nhỏ đến nền kinh tế và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của năm 2020.

Vì vậy, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ là các đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động tiêu cực của nền kinh tế, Chính phủ trình Quốc hội về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác (nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ).

Bộ trưởng cho biết, theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có khoảng 760.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong cơ cấu doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp có quy mô nhỏ chiếm hơn 93% và doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm gần 4%. Như vậy, doanh nghiệp có quy mô nhỏ chiếm tới hơn 93% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp này có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội.  

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy doanh nghiệp có quy mô nhỏ luôn là đối tượng được chú trọng trong các chính sách phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia. Chính phủ nhiều nước đã thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ trên các phương diện khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển nhóm doanh nghiệp này, trong đó chính sách hỗ trợ về thuế cũng là công cụ thường được các nước sử dụng.

 

Toàn cảnh Phiên họp

Theo Bộ trưởng, diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, khó lường và chưa dự báo được thời điểm kết thúc trên thế giới; dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực của Việt Nam, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vì vậy, để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, thách thức do tác động của dịch bệnh, góp phần đạt mục tiêu cao nhất có thể về tăng trưởng kinh tế của năm 2020 thì cần thiết phải có giải pháp kịp thời trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và sớm đưa chính sách này vào thực tiễn.

Mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết nhằm đảm bảo các chính sách hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng để đạt được mục tiêu về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của ngân sách nhà nước. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật liên quan như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng chỉ ra rằng, việc thực hiện giải pháp này sẽ giảm thu ngân sách nhà nước của năm 2020. Tuy nhiên, việc đề xuất giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tích tụ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là tiền đề giúp các doanh nghiệp có quy mô nhỏ phát triển, chuyển đổi thành doanh nghiệp có quy mô lớn hơn để đóng góp lại cho ngân sách nhà nước trong thời gian tiếp theo.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán ngân sách nhà nước, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, xử lý thu hồi nợ thuế. Chính phủ cũng đã có Báo cáo số 234/BC-CP ngày 19/5/2020 trình Quốc hội về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019./.

Hồ Hương

Các tin mới hơn
Vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hiện nay(30/08/2021)
Các tin cũ hơn
Thêm 3 trường hợp được miễn lệ phí môn bài(19/03/2020)
Thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng một số tập đoàn kinh tế, tổng Công ty Nhà nước(19/03/2020)
Hội nghị triển khai chương trình hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ(05/02/2020)
Tận dụng cơ hội để phát triển đất nước từ các Hiệp định thương mại, đầu tư(28/11/2019)
Hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay thực trạng và giải pháp(28/11/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH