Tài liệu tuyên truyền PL
TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ YẾU
07/11/2019 10:05:34

* Luật Nghĩa vụ quân sự 2015

* Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

* Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.

* Thông tư 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu

Câu hỏi 1: Nếu trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, cụ thể là hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ thì bị xử lí thế nào?

Trả lời: Khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu (Nghị định 120/2013/NĐ-CP) quy định vi phạm quy định về nhập ngũ như sau:

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Tại Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định lý do chính đáng tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:

a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.

Khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Như vậy, trường hợp không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ thì sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nhập ngũ. Sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện và tiếp tuc trốn tránh nhập ngũ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định đã trích dẫn ở trên.

Câu hỏi 2: Xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Trả lời: Tại Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định;

c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định;

d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Câu hỏi 3: Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt thế nào?

Trả lời: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. (Điều 5 Nghị định 120/2013/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, Thông tư 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 120/2013/NĐ-CP cũng nêu rõ:

1. “Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:

a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.

2. Trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 4: Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.

(*Lý do chính đáng* được hướng dẫn tại Thông tư 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014 như ở Câu hỏi 3)

Hành vi “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 và Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các hành vi sau:

1. Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.

2. Sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe.

3. Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay. (Điều 6 Thông tư 95/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014)

Câu hỏi 5: Hành vi đào ngũ, chứa chấp bao che quân nhân đào ngũ thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này (Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Hành vi “chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các hành vi sau:

1. Để quân nhân đào ngũ ở nhà mình hoặc ở cơ quan, tổ chức mà không khai báo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

2. Đưa quân nhân đào ngũ đi trốn hoặc cung cấp phương tiện, vật chất để quân nhân đào ngũ lẩn trốn.

3. Làm các giấy tờ để hợp thức cho hành vi đào ngũ. (Điều 7 Thông tư 95/2014/TT-BQP)

Biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là công dân tiếp tục phải thực hiện các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển, kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự (Điều 13 Thông tư 95/2014/TT-BQP)

Câu hỏi 6: Hành vi không tạo điều kiện cho công dân thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định:

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bố trí, tạo điều kiện cho công dân thực hiện chế độ đăng ký, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

Câu hỏi 7: Hành vi cản trở người có trách nhiệm thi hành nghiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.

Hành vi “cản trở” quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, thể hiện bằng một trong các hành vi sau:

a) Không thông báo hoặc thông báo chậm các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ.

b) Dùng lời nói, hành động ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần đối với người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. (Điều 8 Thông tư 95/2014/TT-BQP)

Câu hỏi 8: Trường hợp cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người kiểm tra sức khỏe thực hiện nghĩa vụ đi đào tạo sĩ quan dự bị sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ đi đào tạo sỹ quan dự bị;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ đi đào tạo sỹ quan dự bị;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người kiểm tra sức khỏe thực hiện nghĩa vụ đi đào tạo sĩ quan dự bị.

Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục dành cho hành vi này là: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 11;

Hành vi “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các hành vi sau:

1. Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.

2. Sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe.

3. Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay (Điều 6 Thông tư 95/2014/TT-BQP

Câu hỏi 9: Hành vi không tiếp nhận lại sỹ quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc có bị xử phạt hay không? Mức xử phạt cụ thể thế nào?

Trả lời: Tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi không tiếp nhận lại sỹ quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục dành cho hành vi này là: Buộc tiếp nhận lại sỹ quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc. (Khoản 5 Điều 11 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Câu hỏi 10: Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định mức phạt dành cho những vi phạm quy định về tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu nêu rõ:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà không có lý do chính đáng.

Biện pháp khắc phục hậu quả dành cho hành vi này là: Buộc chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo lệnh của cơ quan có thẩm quyền (Điềm a Khoản 4 Điều 12 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

“Lý do chính đáng” quy định Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:

a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.

2. Trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP)

Câu hỏi 11: Mức phạt đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt?

Trả lời: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt. (Khoản 1 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ (Điểm a Khoản 5 Điều 21 Thông tư 95/2014/TT-BQP)

Câu hỏi 12: Mức phạt đối với hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ?

Trả lời: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc xây dựng dân quân tự vệ. (Khoản 2 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Hành vi “cản trở” quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để người khác không dám tham gia lực lượng dân quân tự vệ hoặc làm cho người có trách nhiệm trong việc tổ chức, chỉ huy, điều hành lực lượng dân quân tự vệ không thực hiện được nhiệm vụ của mình đối với việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ. (Khoản 2 Điều 8 Thông tư 95/2014/TT-BQP).

Câu hỏi 13: Mức phạt đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng dân quân tự vệ.

Trả lời: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng dân quân tự vệ (Khoản 3 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức dân quân tự vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi trên. (Điểm b Khoản 5 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Câu hỏi 14: Mức phạt đối với đối với hành vi tổ chức dân quân tự vệ không đúng pháp luật?

Trả lời: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức dân quân tự vệ không đúng pháp luật (Khoản 4 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP).

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giải tán lực lượng dân quân tự vệ tổ chức không đúng pháp luật đối với hành vi nêu trên (Điểm c Khoản 5 Điều 21 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Câu hỏi 15: Vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự vệ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Tại Điều 22 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thời gian, không tạo điều kiện cho người có nghĩa vụ tham gia huấn luyện dân quân tự vệ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ sau:

a) Tổ chức huấn luyện không bảo đảm đúng, đủ thời gian theo quy định;

b) Huấn luyện không đúng chương trình, nội dung quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức huấn luyện bù đủ thời gian cho lực lượng dân quân tự vệ và huấn luyện đúng chương trình, nội dung quy định cho lực lượng dân quân tự vệ đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này.

Câu hỏi 16: Mức phạt đối với hành vi hành vi giả danh dân quân tự vệ nòng cốt?

Trả lời: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi giả danh dân quân tự vệ nòng cốt (Khoản 1 Điều 23 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên (Khoản 4 Điều 2323 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong trước sự chứng kiến của người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến; việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt phát hiện tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 82 của Luật xử lý vi phạm hành chính. (Điều 11 Thông tư 95/2014/TT-BQP)

Câu hỏi 17: Mức phạt đối với hành vi sử dụng dân quân tự vệ, cản trở dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ?

Trả lời: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dân quân tự vệ làm những việc không đúng chức năng, nhiệm vụ.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cản trở cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ. (Khoản 2,3 Điều 23 Nghị định 120/2013/NĐ-CP)

Câu hỏi 18: Vi phạm quy định về quản lý vũ khí, trang bị sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Tại Điều 24 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vũ khí trái phép hoặc tự ý cho người khác mượn vũ khí (trừ trường hợp trong chiến đấu).

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi thiếu trách nhiệm làm hư hỏng vũ khí, trang bị.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thiếu trách nhiệm làm mất vũ khí, trang bị mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

Câu hỏi 19: Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định đi lại, cư trú, sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự?

Trả lời: Điều 25 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vô ý ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cố ý ra, vào, đi lại trong khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cố ý ra, vào, đi lại trong khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cư trú bất hợp pháp trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ công trình, nhà ở xây dựng trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc phải di dời ra khỏi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

Câu hỏi 20: Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật công trình quốc phòng và khu quân sự?

Trả lời: Điều 26 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ khu vực bảo vệ của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi tìm hiểu vị trí, tác dụng, kết cấu, ghi chép các số liệu có liên quan đến công trình quốc phòng, khu quân sự không đúng chức trách, nhiệm vụ hoặc không được phép của cấp có thẩm quyền.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP . Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong trước sự chứng kiến của người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến; việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt phát hiện tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 82 của Luật xử lý vi phạm hành chính. (Điều 11 Thông tư 95/2014/TT-BQP)

Câu hỏi 21: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Điều 28 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, vật tư chuyên dùng của công trình quốc phòng không đúng mục đích.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công trình quốc phòng, khu quân sự vào mục đích khác khi không được phép của cấp có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cải tạo công trình quốc phòng, khu quân sự khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục tình trạng ban đầu của công trình quốc phòng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

Câu hỏi 22: Vi phạm quy định về mua, bán, sử dụng giấy phép lái xe quân sự giả, biển số mô tô, biển số ô tô, biển số phương tiện vận tải quân sự sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: Điều 30 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Sử dụng giấy phép lái xe quân sự giả;

b) Sử dụng biển số mô tô, biển số ô tô, biển số phương tiện vận tải quân sự trái phép.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mua, bán giấy phép lái xe quân sự giả;

b) Mua, bán biển số mô tô, biển số ô tô, biển số phương tiện vận tải quân sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu giấy phép lái xe quân sự giả, biển số mô tô, biển số ô tô, biển số phương tiện vận tải quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Câu hỏi 23: Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng quân trang?

Trả lời: Điều 32 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đội mũ có gắn quân hiệu trái phép;

b) Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Câu hỏi 24: Hãy cho biết Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp?

Trả lời: Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 Chương II của Nghị định này trong phạm vi địa bàn mình quản lý:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II của Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, 2, 3, 5, 6 Chương II của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, 2, 3, 5, 6 Chương II của Nghị định này.

Câu hỏi 25: Cá nhân, tổ chức chậm nộp tiền phạt sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Điều 20 Thông tư 95/2014/TT-BQP quy định việc xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt như sau:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt, chậm nộp tiền phạt so với thời hạn thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời gian xem xét, quyết định miễn, giảm phần còn lại tiền phạt hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần; cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

3. Số ngày chậm nộp tiền phạt được tính từ ngày kế tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến ngày liền kề trước ngày cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước, bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định.

Các tin mới hơn
Một số điểm mới của Luật Giao dịch điện tử năm 2023(01/08/2023)
Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ(02/06/2023)
Tài liệu tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống truyền thanh cơ sở. (11/04/2023)
Văn phòng chính phủ ban hành Thông tư 01/2023/TT-VPCP 2023 về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử(07/04/2023)
Video bài giảng tập huấn nghiệp vụ về hòa giải cơ sở(28/09/2021)
Các tin cũ hơn
Thể lệ Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu kiến thức pháp luật trong các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp(07/11/2019)
Tại sao ngày 9/11 được lấy là ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?(27/10/2019)
Văn bản pháp luật có hiệu lực từ ngày 01/10/2019(18/10/2019)
Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành(17/10/2019)
Hỏi - Đáp Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành(11/09/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH