Xây dựng và kiểm tra VBQPPL
Nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
07/09/2022 07:51:54

Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, điều chỉnh những vấn đề thực tiễn, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và cùng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì công tác này lại càng được quan tâm, chú trọng hơn. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc xây dựng, ban hành văn bản cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bảnQPPL

- Tính hợp hiến

Văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính hợp hiến khi nội dung văn bản đó phải đồng thời phù hợp với các nguyên tắc, quy định và tinh thần của Hiến Pháp.

Tính hợp hiến được thể hiện thông qua việc không trái với các nguyên tắc, quy định của hiến Pháp. Để đảm bảo văn bản QPPL không trái với các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp thì cơ quan soạn thảo phải nắm rõ và hiểu đúng các quy định cụ thể của Hiến pháp liên quan đến lĩnh vực điều chỉnh của văn bản đang soạn thảo.

- Tính hợp pháp

Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật là việc phải tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật, tức phải phù hợp với văn bản QPPL của cơ quan cấp trên. Để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản QPPL thì ngay từ giai đoạn soạn thảo, cơ quan soạn thảo cần phải rà soát, hệ thống hoá đầy đủ các văn bản QPPL hiện hành có liên quan và đang còn hiệu lực để đối chiếu và kiểm tra tính hợp pháp với dự thảo văn bản mà mình đang soạn thảo.

- Tính thống nhất

Tính thống nhất của nội dung dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật là việc văn bản do một cơ quan ban hành không được mâu thuẫn với các văn bản QPPL khác của chính cơ quan đã ban hành văn bản đó; văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới không được mâu thuẫn với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Người soạn thảo có trách nhiệm đảm bảo tính thống nhất của văn bản được soạn thảo với hệ thống pháp luật hiện hành trên cơ sở cân nhắc thứ bậc hiệu lực của văn bản sao cho không có mâu thuẫn, chồng chéo ngay trong nội tại văn bản; không có mâu thuẫn, chồng chéo giữa văn bản quy định chi tiết và văn bản được quy định chi tiết; không có mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản của cơ quan ngang cấp.

Thứ hai; Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL

Luật năm 2015 quy định cụ thể về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL của từng chủ thể từ Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đến UBND cấp xã. Điều 2 Luật năm 2015 đã quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”. Như vậy, việc tuân thủ về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL.

Thứ ba: Bảo đảm minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật

Luật năm 2015 đã có bước tiến đáng kể trong việc thể chế hoá chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo đảm tính công khai, minh bạch của hoạt động ban hành văn bản QPPL. Công khai, minh bạch trong ban hành văn bản QPPL, đặc biệt là trong giai đoạn soạn thảo, là một trong những điều kiện để bảo đảm văn bản QPPL mang tính khả thi và phản ánh ý chí, nguyện vọng của người dân. Trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL cần phải thể hiện sự tham gia của người dân, đặc biệt là các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản QPPL và văn bản QPPL phải được công khai cho người dân trước khi văn bản đó được áp dụng, thi hành.

Thứ tư: Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ thực hiện, yêu cầu về giới và thủ tục hành chính

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời

Tính khả thi của dự thảo văn bản, bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển kinh tế của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện. Tính khả thi thường được đánh giá ở sự phù hợp giữa nội dung văn bản với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại. Sự phù hợp này phản ánh mối quan hệ giữa trình độ pháp luật với trình độ phát triển kinh tế- xã hội. Nếu văn bản phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, chứa đựng nội dung phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước thì sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội và ngược lại nếu văn bản chứa đựng nội dung không phù hợp, không phản ánh đầy đủ thì sẽ là nguyên nhân giảm sút hiệu quả của quản lý nhà nước, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Ngoài ra khi soạn thảo văn bản QPPL, cơ quan soạn thảo cũng cần bảo đảm việc thực thi văn bản phải tiết kiệm, hiệu quả.

- Bảo đảm việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản

Các quy định được xây dựng trong văn bản phải bảo đảm đầy đủ việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. Nội dung quy định trong văn bản QPPL không được gây bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới.

- Bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính

Nguyên tắc này đòi hỏi khi soạn thảo văn bản, cơ quan soạn thảo phải đánh giá được sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản.

Sự cần thiết của thủ tục hành chính được đánh giá trên các khía cạnh như: cần phải có để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhất định; bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Tính hợp lý được đánh giá bằng sự rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn, chính xác và thống nhất về thời gian, quy trình và cơ quan có thẩm quyền xử lý, phân định trách nhiệm, nội dung công việc của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện thủ tục hành chính.

Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính được đánh giá trên cơ sở sự phù hợp của chi phí tuân thủ như: chi phí mà cơ quan nhà nước bỏ ra để thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm chi phí thấp nhất đối với cá nhân, tổ chức.

Thứ năm: Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường

Nội dung của văn bản QPPL phải tuân thủ các yêu cầu về quốc phòng, an ninh trong những giai đoạn nhất định, gồm tất cả các hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của các cơ quan nhà nước, của xã hội. Phải phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường thể hiện trong các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thứ sáu: Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản

Lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức trong giai đoạn xây dựng chính sách, soạn thảo văn bản QPPL là một hoạt động bắt buộc trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL và được quy định cụ thể trong Luật năm 2015.

Khi soạn thảo văn bản QPPL, các cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thao phải tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động của các quy định trong văn bản, các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về các lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh.

Các hình thức lấy ý kiến phải công khai, minh bạch. Nội dung lấy ý kiến phải phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và tập trung vào những chính sách lớn, quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người dân.

Đối với cơ quan tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản QPPL phải có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải công khai báo cáo giải trình, tiếp thu trên cổng thông tin điện tử đã đăng tải lấy ý kiến vào dự thảo văn bản QPPL.

Thứ bảy: Không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế

Không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội Việt Nam là thành viên. Nội dung của văn bản QPPL phải tương thích với các cam kết trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên; không cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện điều ước quốc tế đó.

Luật năm 2015 và Luật Điều ước quốc tế đều có quy định ưu tiên áp dụng các quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

Khoản 5 Điều 156 Luật năm 2015 quy định: “Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.

Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định: “Trường hợp văn bản QPPL và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.

Như vậy, có thể thấy mặc dù không quy định trực tiếp về vị trí của điều ước quốc tế đối với pháp luật quốc gia nhưng điều ước quốc tế là căn cứ để xây dựng thẩm định văn bản QPPL và được ưu tiên áp dụng trước pháp luật quốc gia (trừ Hiến pháp) nếu có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

Để điều ước quốc tế được thực thi, khoản 2 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế quy định: “Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản QPPL để thực hiện điều ước quốc tế đó”.

Như vậy, các quy định của điều ước quốc tế có thể có hiệu lực trực tiếp hoặc thông qua việc nội hoá bằng việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản QPPL trong nước.

Các tin mới hơn
Một số văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2024(17/04/2024)
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 04 năm 2024(29/03/2024)
Hải Dương công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương kỳ 2019 – 2023(11/03/2024)
HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 20 khóa XVII(05/03/2024)
Công bố danh mục VBQPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của tỉnh Hải Dương năm 2023(19/02/2024)
Các tin cũ hơn
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập(07/09/2022)
Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027"(02/08/2022)
Thay đổi mức chi đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật(02/08/2022)
Kiểm tra, rà soát văn bản phải phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật(08/07/2022)
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong công an nhân dân(27/06/2022)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH