Xây dựng và kiểm tra VBQPPL
Kết quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2019
13/02/2020 12:00:00

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, ngày 11 tháng 02 năm 2020 UBND tỉnh đã ký ban hành Báo cáo số 07/BC-UBND về kết quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 với các nội dung cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, điều hành và các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2018 tại các Công văn số 4631/VPCP-PL ngày 30/5/2019, Công văn số 5461/VPCP-PL ngày 21/6/2019 của Văn phòng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2019, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm một số nội dung sau:

a, Đối với công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 248/TTg-PL ngày 25/01/2019 về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

- Tăng cường trách nhiệm tự kiểm tra văn bản và kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, chú trọng các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, bám sát tinh thần Nghị quyết s01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;

- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; cập nhật văn bản quy phạm pháp luật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

b, Đối với việc xử lý kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018

- Tích cực sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật hoặc kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm sự phù hợp, thống nhất của hệ thống pháp luật;

- Tăng cường công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ; đồng thời, tiếp tục chỉ đạo, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm kinh phí theo quy định, pháp luật cho công tác này.

1.2. Công tác xây dựng thể chế về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, nhất là việc thực hiện Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 09/6/2017 Ban hành Quy chế phối hợp rà soát, hệ thống hóa, cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật văn bản của HĐND, UBND tỉnh; Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 Ban hành Quy định về xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh Hải Dương. Năm 2019, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương xây dựng, ban hành các văn bản sau:

- Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 07/01/2019 thực hiện “Đề án nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2021” năm 2019.

- Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 07/01/2019 về tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2019;

- Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 thành lập Đoàn kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2019;

- Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương kỳ 2014-2018;

- Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 công bố văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ, một phần năm 2018 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương;

- Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 Ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương năm 2019.

Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tư pháp, các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã có các hoạt động cụ thể nhằm triển khai thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

1.3. Về tổ chức bộ máy, biên chế; kinh phí; cộng tác viên

Về tổ chức bộ máy, biên chế: Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản QPPL - Sở Tư pháp Hải Dương là phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL ca tỉnh và tiến hành kiểm tra văn bản QPPL của HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo thẩm quyền. Hiện nay, phòng có 04 biên chế. Đối với các Sở, ban, ngành tỉnh thì cán bộ làm công tác pháp chế được giao nhiệm vụ làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản (Hiện tại, 14 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có 17 cán bộ phụ trách công tác pháp chế, trong đó 03 người chuyên trách và 14 người kiêm nhiệm). Các Phòng Tư pháp huyện, thành phố, thị xã trung bình có 03 công chức, trong đó 01 công chức được giao nhiệm vụ thực hiện, tổng hợp kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL.

Về kinh phí: hàng năm tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch và lập dự toán kinh phí phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, tuy nhiên còn ở mức rất hạn chế. Kinh phí hỗ trợ cho công tác văn bản cấp huyện nhìn chung đã được HĐND và UBND cấp huyện quan tâm. Tuy nhiên, kinh phí ở mỗi địa bàn là khác nhau, một số đơn vị cấp kinh phí cho công tác văn bản được phân bổ trong khoán chi của các đơn vị, chưa có kinh phí hỗ trợ riêng.

Về Cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL: Để tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL, từ năm 2014 UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 2574/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 công nhận 15 Cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, do hoạt động kiểm nhiệm nên đội ngũ này hoạt động không đều, không hiệu quả nên UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành rà soát, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3089/QĐ-UBND ngày 29/8/2019 Công nhận cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Hải Dương.

1.4. Tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL

Thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 07/01/2019 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh tổ chức cập nhật văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật với 81 văn bản (gồm 26 Nghị quyết của HĐND và 55 Quyết định của UBND tỉnh ban hành trong năm 2019). Đồng thời tiến hành rà soát, cập nhật bổ sung toàn bộ các văn bản đang còn hiệu lực theo kết quả hệ thống hóa giai đoạn 2014-2018 vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

1.5. Công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ

Trong năm 2019, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức 01 Hội nghị tập huấn chuyên sâu về công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, do Báo cáo viên pháp luật của Bộ Tư pháp trực tiếp thực hiện cho đại diện Lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện; đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện; đại diện lãnh đạo và công chức chuyên môn Văn phòng, các Ban Hội đồng nhân dân, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo và công chức, pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; các ngành có liên quan Ban quản lý các KCN, Ngân hành Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Dương, Bảo hiểm xã hội, Cục Thuế; Công an và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; các ban của HĐND cấp huyện; đại diện lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; công chức Văn phòng các Ban HĐND, UBND cấp huyện; công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND; Công an và Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện.

Đồng thời, Để nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 547/STP-XD&KTVB ngày 10/5/2019 về việc phối hợp trong công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL gửi các các huyện, thị xã, thành phố.

2. Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

2.1. Công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền:

- Công tác tự kiểm tra văn bản: Năm 2019, Sở Tư pháp đã giúp UBND tỉnh tự kiểm tra 65 VBQPPL do UBND tỉnh ban hành, phát hiện 14 văn bản trái pháp luật, trong đó có: 05 văn bản sai về thẩm quyền, nội dung; 09 văn bản có các dấu hiệu sai về thể thức và trình tự ban hành. Đã tiến hành xử lý 03/05 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung. Các văn bản còn lại nhìn chung được ban hành đảm bảo đúng thẩm quyền, nội dung, hình thức theo quy định pháp luật. (Có danh mục văn bản kèm theo)

- Công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền: Sở Tư pháp đã thực hiện kiểm tra 23 văn bản do HĐND và UBND cấp huyện ban hành. Qua kiểm tra, phát hiện 13 văn bản ban hành không đúng quy định của pháp luật, trong đó: 03 văn bản sai về thẩm quyền, nội dung và 10 văn bản sai về thể thức và trình tự ban hành. Đã tiến hành xử lý 03/03 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung. (Có danh mục kèm theo)

Nhìn chung, những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật chưa gây ra hậu quả cụ thể, trực tiếp cho đối tượng chịu sự tác động của văn bản. Tuy nhiên, từ những sai sót được phát hiện thông qua công tác tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan Tư pháp kịp thời thông báo đến cơ quan chủ trì soạn thảo, ban hành văn bản để có biện pháp khắc phục kịp thời, cũng như chỉ đạo cấp dưới xử lý, chấn chỉnh theo đúng quy định.

2.2. Công tác kiểm tra theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực:

Năm 2019, UBND tỉnh tổ chức thực hiện kiểm tra văn bản theo địa bàn tại 03 huyện là Ninh Giang, Thanh Hà, Tứ Kỳ. Trên cơ sở đó ra kết luận kiểm tra, thông báo văn bản sai, kiến nghị xử lý gửi đến cơ quan đã ban hành văn bản và cơ quan có thẩm quyền để chỉ đạo thực hiện.

2.3. Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản năm 2019

- Ưu điểm: Các cấp, các ngành trong tỉnh nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra VBQPPL, đây là yêu cầu tất yếu phục vụ công cuộc cải cách hành chính, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương; Ngoài đội ngũ cán bộ chuyên trách kiểm tra văn bản, hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng như ở các huyện, thị xã đều thành lập đội ngũ Cộng tác viên kiểm tra văn bản, phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư pháp trong việc kiểm tra và tự kiểm tra VBQPPL theo thẩm quyền quy định.

- Những hạn chế và nguyên nhân: Quá trình thực hiện công tác kiểm tra văn bản trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn như:

Đội ngũ làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản còn thiếu và không ổn định; đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, tổ chức pháp chế của cơ quan chuyên môn thuộc UBND còn kiêm nhiệm nhiều nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả trong việc giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên kiểm tra văn bản thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao cũng như việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành trong công tác tự kiểm tra văn bản còn hạn chế; việc tổ chức kiểm tra theo địa bàn hàng năm không nhiều.

Kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản mặc dù đã được quy định trong văn bản pháp luật nhưng mức chi còn thấp nên chưa thu hút được đội ngũ chuyên gia tham gia cộng tác viên kiểm tra văn bản.

3. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

3.1. Số liệu về văn bản phải rà soát, số văn bản đã được rà soát, kết quả rà soát văn bản, tình hình xử lý văn bản được rà soát (căn cứ rà soát văn bản phát sinh trong năm 2019):

Trên cơ sở thông tin báo cáo gửi về Sở Tư pháp, kết quả rà soát văn bản của các sở, ngành tỉnh năm 2019 như sau:

Tổng số văn bản phải rà soát: 60 văn bản.

Số văn bản đã được rà soát: 60 văn bản (đạt 100 % số văn bản phải rà soát).

Cùng với việc rà soát thường xuyên và tổng rà soát theo kỳ, trong năm 2019 UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện 03 đợt rà soát văn bản QPPL theo chuyên đề là:

- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh: Tiến hành rà soát 08 văn bản, đến thời điểm hiện tại đều phù hợp với quy định của pháp luật.

- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến KCN, doanh nghiệp FĐI: Tiến hành rà soát 04 văn bản, đến thời điểm hiện tại đều phù hợp với quy định của pháp luật.

- Rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, phát triển chợ: Tiến hành rà soát 04 văn bản, kiến nghị xử lý 01 văn bản.

3.2. Tình hình công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực trong năm 2019 theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (trong đó nêu rõ tổng số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần )

Sau khi rà soát, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2020 Công bố Danh mục văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019, cụ thể:

- Có 12 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019.

- Có 2 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ trước ngày 01/01/2019.

- Có 14 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019.

- Có 3 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần trước ngày 01/01/2019.

- Không có văn bản nào ngưng hiệu lực toàn bộ, ngưng hiệu lực một phần.

3.3. Tình hình xử lý đối với văn bản cần xử lý đã được phát hiện trong kỳ hệ thống hoá văn bản 2014-2018

Thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Hải Dương đã thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Hải Dương kỳ 2014-2018, kết quả:

Tổng số văn bản được hệ thống hoá: 476 văn bản. Trong đó, có 184 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 292 văn bản còn hiệu lực (bao gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần và văn bản cần xử lý qua rà soát), và được lập thành 04 danh mục. Cụ thể:

- Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ trong kỳ hệ thống hoá: 184 văn bản ( 31nghị quyết; 148 quyết định, 5 Chỉ thị) do đã được thay thế, sửa đổi, bãi bỏ bởi văn bản khác hoặc hết thời hạn thực hiện tại văn bản; Không có văn bản ngưng hiệu lực toàn bộ.

- Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần trong kỳ hệ thống hoá: 21 văn bản (03 nghị quyết; 18 quyết định) do đã được thay thế, sửa đổi, bãi bỏ bởi văn bản khác hoặc hết thời hạn thực hiện tại văn bản; Không có văn bản ngưng hiệu lực một phần.

- Danh mục văn bản còn hiệu lực: 292 (59 nghị quyết; 220 quyết định, 13 Chỉ thị).

- Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới: 34 văn bản (29 quyết định, 05 Chỉ thị). Đã tiến hành xử lý theo quy định 20 văn bản gồm 17 quyết định, 03 chỉ thị (đạt tỷ lệ 59%).

3.4. Đánh giá chung về chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa;

Trong năm qua, tỉnh Hải Dương đã quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm nháp luật, thường xuyên rà soát văn bản đphát hiện những quy định không còn phù hp với quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Nhìn chung, văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành đúng thẩm quyền, căn cứ pháp lý ban hành văn bản phù hợp với các quy định hiện hành và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. Tạo điều kiện và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; các văn bản ban hành có tính thực tiễn, khả thi, phù hợp với các đối tượng được điều chỉnh. UBND tỉnh luôn coi công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản là một nhiệm vụ trọng tâm và thiết thực trong công tác điều hành, quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập như: đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu, kiêm nhiệm và một số bộ phận có sự thay đi về vị trí công tác.

3.5. Đánh giá tình hình thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, hoạt động phối hợp trong công tác này trong năm 2019 (ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân).

- Ưu điểm: Hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL đã tương đối đầy đủ; Đội ngũ cán bộ làm công tác rà soát, hệ thống hóa đều đã được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ…

- Hạn chế: Kết quả rà soát ở một số đơn vị còn mang tính hình thức (rà soát không chính xác, đầy đủ), thâm chí có đơn vị không gửi kết quả rà soát đến Sở Tư pháp tổng hợp dẫn đến kết quả rà soát chưa cao.

- Nguyên nhân:

+ Nhận thức về trách nhiệm thực hiện, tầm quan trọng của công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản tại một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế, có nơi coi đây là nhiệm vụ chỉ của cơ quan tư pháp và tổ chức pháp chế nên không chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ, thiếu sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp trong triển khai hệ thống hóa;

+ Số lượng biên chế chuyên trách làm công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ. Ngoài ra, công việc rà soát văn bản là công việc khó, đòi hỏi người rà soát không chỉ có kiến thức về pháp luật mà còn phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực văn bản điều chỉnh…;

II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

1. Khó khăn, vướng mắc

a.Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

- Các quy định về chính sách, đặc biệt là mức chi cho công tác kiểm tra văn bản chưa tương xứng với tính chất của công việc nên chưa khuyến khích, động viên được người làm công tác này. Mặt khác, kinh phí đặc thù cho công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL chưa được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm;

- Việc xử lý trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật mới chỉ dừng ở mức phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm công chức khi thi hành công vụ; chưa có quy định cụ thể để thực hiện được các hình thức trách nhiệm nghiêm khắc hơn.

- Việc kiện toàn tổ chức, bố trí biên chế chuyên trách và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kiểm tra văn bản còn gặp nhiều khó khăn nhất định ( Hiện nay, biên chế phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản của tỉnh Hải Dương vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu công việc, chuyên viên thực hiện công tác kiểm tra phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên ảnh hưởng đến công tác kiểm tra văn bản).

- Chưa gắn kết chặt chẽ, hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản với các hoạt động khác có liên quan trong chu trình xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành pháp luật.

b. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản

- Nhiều sở, ngành, địa phương còn lúng túng về cách thức triển khai, kỹ năng nghiệp vụ về rà soát văn bản QPPL, chỉ mới thực hiện rà soát hiệu lực của văn bản mà chưa thực hiện rà soát phần nội dung để phát hiện các quy định chưa phù hợp, trái, mâu thuẫn, chồng chéo với các căn cứ rà soát để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định. Điều này làm giảm hiệu quả, ý nghĩa của công tác rà soát đối với việc xây dựng và thi hành pháp luật. Việc thống kê số liệu về rà soát chưa chính xác, chưa phản ánh đúng thực chất việc triển khai công tác này trên thực tế.

- Công tác rà soát văn bản chưa thực sự gắn kết với công tác xây dựng, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính.

- Chế độ chính sách phục vụ cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản chưa được đảm bảo thực hiện.

2. Kiến nghị, đề xuất

- Đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc thi hành và sớm ban hành Thông tư hướng dẫn áp dụng thống nhất một số quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

- Đi mới cách thức và nâng cao nội dung về đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản, hướng dẫn chuyên sâu, tăng cường kỹ năng nghiệp vụ, tình huống cụ thể. Nội dung tập huấn cần được xây dựng dựa trên việc khảo sát về nhu cầu, tháo gỡ khó khăn về chuyên môn, bồi dưỡng những kỹ năng còn yếu của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản.

Xem chi tiết Báo cáo 07/BC-UBND tại đây: /uploads/XDKTVB/BC 07.pdf

 
Các tin mới hơn
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 04 năm 2024(29/03/2024)
Hải Dương công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương kỳ 2019 – 2023(11/03/2024)
HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 20 khóa XVII(05/03/2024)
Công bố danh mục VBQPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của tỉnh Hải Dương năm 2023(19/02/2024)
Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện Đề án nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025 năm 2024 (19/02/2024)
Các tin cũ hơn
KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (12/02/2020)
Tài liệu hướng dẫn về nghiệp vụ đánh giá tác động của chính sách(03/02/2020)
UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL tỉnh Hải Dương năm 2020(08/01/2020)
Văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức hết hiệu lực từ 15/11/2019.(20/12/2019)
Những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL năm 2019(06/12/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH