Bổ trợ tư pháp
Tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Hải Dương
08/10/2019 07:10:18

Thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại; Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 795/KH-UBND ngày 15/4/2016 triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 và Đề án triển khai chế định thừa phát lại tại tỉnh Hải Dương đã được Bộ Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 2496/QĐ-BTP ngày 04/12/2017.

Theo Quyết định số 2496/QĐ-BTP ngày 04/12/2017 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án thành lập Văn phòng thừa phát lại của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2018, tỉnh Hải Dương được thành lập 02 Văn phòng thừa phát lại, cụ thể: tại thành phố Hải Dương 01 văn phòng, tại thị xã Chí Linh 01 văn phòng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã thành lập 02 văn phòng Thừa phát lại và đăng ký hoạt động theo quy định.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 04 thừa phát lại đăng ký hành nghề tại các Văn phòng Thừa phát lại.

Các Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Hải Dương chủ yếu thực hiện hoạt động lập vi bằng theo quy định. Một số công việc khác như: Tống đạt văn bản, xác minh điều kiện thi hành án và chấm dứt thi hành án, tổ chức thi hành án, các Văn phòng Thừa phát lại thực hiện còn ít. Từ ngày 01/10/2018 đến ngày 30/9/2019: các Văn phòng thừa phát lại đã lập 102 vi bằng và đăng ký tại Sở Tư pháp theo quy định, thực hiện tống đạt 05 văn bản của cơ quan Thi hành án dân sự.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nhà nước của cơ quan có thẩ quyền và hoạt động của các Văn phòng thừa phát lại còn gặp một số khó  khăn đó là:

- Hoạt động thừa phát lại là một lĩnh vực mới và phức tạp, trong khi đó, quy định pháp luật để điều chỉnh đối với chế định này chưa hoàn chỉnh và đồng bộ với các văn bản pháp luật liên quan khác, hiện nay, chỉ có 2 văn bản quy định cụ thể về hoạt động thừa phát lại là Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24-7-2009 về tổ chức và hoạt động thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18-10-2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. Vì vậy, quá trình quản lý hoạt động thừa phát lại gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với hoạt động đăng ký vi bằng.

- Một số quy định của pháp luật lĩnh vực Thừa phát lại chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất trong việc áp dụng, tạo kẽ hở cho các Thừa phát lại trong quá trình thực hiện, như: Lập vi bằng ghi nhận việc các bên thống nhất thực hiện “Văn bản thỏa thuận” liên quan đến việc mua bán tài sản là bất động sản, vi bằng ghi nhận thông tin cuộc trao đổi qua điện thoại, facebook …

- Quy định về thời hạn đăng ký vi bằng: “Trong thời hạn không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng thừa phát lại. Trường hợp từ chối, Sở Tư pháp phải thông báo ngay bằng văn bản cho văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng, trong đó nêu rõ lý do từ chối” trong thực tế áp dụng còn khó khăn vì nhiều vi bằng nội dung phức tạp, đòi hỏi việc kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu các quy định mất nhiều thời gian.

- Trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề của một số Thừa phát lại còn hạn chế, còn nhiều lung túng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Hiện nay, chưa có văn bản quy định cụ thể về các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thừa phát lại, nên không đủ cơ chế để quản lý chặt chẽ đối với lĩnh vực này. 

Để hoạt động thừa phát lại phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng, Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương có một số kiến nghị, giải pháp cụ thể:

- Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện những quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực Thừa phát lại; rà soát tổng hợp những vướng mắc, hạn chế để sớm sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình quản lý và cho đội ngũ thừa phát lại trong quá trình hoạt động.

-Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề cho đội ngũ Thừa phát lại trong quá trình hành nghề.

- Bỏ quy định về việc đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp, tạo điều kiện để Thừa phát lại độc lập chịu trách nhiệm trong việc thực hiện công việc của mình.

Các tin mới hơn
thông báo về việc cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho VPLS Đại Minh(29/02/2024)
thông báo về việc cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho VPCC Nguyễn Văn Quyến(29/02/2024)
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương dự kiến ngày công bố kết quả trả giá quyền sử dụng đất ở tại khu dân cư thôn Nguyên Xá, xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình(08/01/2024)
Trong ngày 22/12/2023 Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản đấu giá thành công nhiều hợp đồng mà Trung tâm ký với Công an thị xã Kinh Môn(08/01/2024)
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương đấu giá thành công nhiều dịch vụ tiện ích tại bệnh viên đa khoa tỉnh Hải Dương(20/12/2023)
Các tin cũ hơn
Hội nghị tập huấn pháp luật về giám định tư pháp(26/07/2019)
Thực hiện Luật Luật sư và Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển luật sư đến năm 2020, sáng ngày 03/7/2015, Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ ký kết "Quy chế phối hợp(20/06/2019)
Sở Tư pháp Hải Dương tập huấn nghiệp vụ lý lịch tư pháp năm 2013(20/06/2019)
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.(20/06/2019)
Hội nghị giao ban công chứng Quý I năm 2013(20/06/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH