Tài liệu tuyên truyền PL
Một số điểm mới của Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2018 so với luật tố cáo 2011
10/06/2019 12:00:00

Luật Tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 12/6/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

So với Luật Tố cáo năm 2011 thì Luật Tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2018 (sau đây gọi tắt là Luật Tố cáo sửa đổi, bổ sung) có một số điểm mới cơ bản sau:
1. Bổ sung quyền rút tố cáo, quyền được bồi thường thiệt hại đối với người tố cáo
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo sửa đổi, bổ sung thì người tố cáo có quyền rút tố cáo và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật – đây là một trong những quyền được quy định mới đối với người tố cáo so với việc quy định quyền của người tố cáo được quy định trong Luật tố cáo 2011.
Quyền rút tố mặc dù trước đó cũng đã được quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-TTCP. Nhưng để tránh tình trạng rút tố cáo do bị mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc, vụ lợi hoặc trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý tố cáo sai sự thật thì luật tố cáo đã quy định các trường hợp, điều kiện được rút tố cáo. Rút tố cáo trong giai đoạn nào; rút một phần hay rút toàn bộ; rút tố cáo đối với trường hợp tố cáo đông người cùng một nội dung; trách nhiệm của người tố cáo khi rút tố cáo; đồng thời Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung quy định việc rút tố cáo là quyền của người tố cáo nhưng việc cho phép người tố cáo có được rút tố cáo hay không là quyền của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo và việc rút tố cáo của người tố cáo không ảnh hưởng đến trách nhiệm phải chịu đối với việc tố cáo sai, lợi dụng đề tố cáo hoặc rút tố cáo vì vụ lợi, ép buộc đống thời việc rút tố cáo không ảnh hưởng đến việc phát hiện và xử lý hành vi tố cáo- nếu hành vi đó là vi phạm và chưa được xử lý ( Điều 33 Luật Tố cáo sửa đổi, bổ sung)
Ngoài ra, Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung còn quy định quyền được nhận thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo mà không cần phải yêu cầu như quy định tại Luật tố cáo 2011
2. Quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với người bị tố cáo chuyển công tác, bị mất chức, thôi việc, nghỉ hưu; bổ sung quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với ngưởi có chức danh trong doanh nghiệp nhà nước
Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 12 Luật Tố cáo sửa đổ, bổ sung và đã bổ sung, khắc phục được những bất cập khi xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác, bị mất chức, cho thôi việc, bị thôi việc, về hưu nhưng bị tố cáo lúc đương nhiệm hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật tại thời điểm họ giữ chức vụ thấp nhưng hiện tại giữ chức vụ cao hơn; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quy định rõ cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết, cơ quan có thẩm quyền phối họp giải quyết tố cáo mà nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức; tố cáo cơ quan, tổ chức xác định rõ cơ quan nào … cụ thể quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền tại Điều 12 Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung
Thẩm quyền tố cáo cụ thể được quy định bổ quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (khoản 6 Điều 13) và thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước (Điều 16) khắc phục được những bất cập chưa được quy định trong Luật tố cáo 2011.
3. Quy định tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố cáo thành mục riêng không nằm trong trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
Luật tố cáo sửa đổi , bổ sung năm 2018 quy định việc tiếp nhận và xử lý ban đầu thông tin tố cáo thành mục riêng chứ không đưa vào mục trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo (mục 3) cụ thể tại Điều 23 đến Điều 27. Với việc quy định này làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo và người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố điều này tránh việc đùn đẩy trong giải quyết tố cáo đồng thời tránh việc tố cáo tràn lan. Theo đó, đối với mỗi hình thức của tố cáo sẽ tương ứng là cách thức tiếp nhận tố cáo và xử lý ban đầu thông tin tố cáo (Điều 23 Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung) ; đồng thời Luật tố cáo quy định cụ thể thời gian tiến hành việc xử lý ban đầu cũng như các công việc phải làm khi xử lý ban đầu thông tin tố cáo (Điều 24 Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung) và thời gian tiến hành này được rút ngắn hơn thời gian được quy định trong Luật tố cáo năm 2011.
Ngoài ra, Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung lần đầu tiên quy định rõ cách tiếp nhận và xử lý đối với thông tin có nội dung tố cáo (Điều 25, Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung) tức là những thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo hoặc không xác định được người tố cáo (trước gọi là nạc danh, mạo danh) trường hợp này thì không xử lý theo quy trình quy định tại Luật tố cáo. Đồng thời quy định nội dung tố cáo có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý
4. Quy định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo
Từ thực tiễn giải quyết tố cáo hiện nay thì có rất nhiều trường hợp không thể tiếp tục giải quyết tố cáo vì những lý do khách quan như: người tố cáo rút đơn, người bị tố cáo chết, không phát hiện hành vi vi phạm…Do vậy, Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung quy định rõ các trường hợp việc tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết tố cáo (Điều 34 Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung). Đây là nội dung mới được quy định trong Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung mà Luật tố cáo 2011 chưa quy định. Với việc quy định này giúp cho người giải quyết tố cáo thuận lợi áp dụng trong quá trình giải quyết tố cáo của mình đồng thời thời thể hiện tính công khai cũng như không thể trốn tránh trách nhiệm của những chủ thể có thẩm quyền giải quyết.
5. Quy định việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo; giải quyết tố cáo trong trường họp quá thời hạn quy định mà chưa giải quyết
Quyền tố cáo tiếp là một trong những quyền của người tố cáo cũng đã được quy định trong Luật tố cáo 2011 theo đó người tố cáo sẽ có quyền tố cáo tiếp trong trường hợp tố cáo đã được giải quyết hoặc chưa giải quyết theo cấp có thẩm quyền, tuy nhiên với việc quy định này chưa rõ ràng gây khó khăn cho quá trình áp dụng, đồng thời Luật chưa phân định rõ việc giải quyết tố cáo khi quá thời hạn không được giải quyết và việc giải quyết tố cáo khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo trước đó không đúng pháp luật, phát hiện có thông tin, tài liệu, bằng chứng mới quan trọng. Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về căn cứ giải quyết tố cáo tiếp, về thời hạn giải quyết và xử lý tố cáo tiếp, về xử lý đối với tố cáo quá hạn không được giải quyết; và quy định rõ việc giải quyết tố cáo lại khi có một trong những căn cứ: kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý về tố cáo không phù hợp với các tình tiết khách quan; có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục khi xác minh, kết luận và ban hành quyết định xử lý gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng chính sách, pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo, gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; giải quyết tố cáo không đúng thẩm quyền. Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung quy định rõ thế nào là "vi phạm nghiêm trọng", "sai lầm nghiêm trọng" trong áp dụng chính sách, pháp luật để các cơ quan nhà nước khi thụ lý giải quyết được chủ động, thuận lợi cụ thể tại Điều 37 và Điều 38 Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung.
6. Một số điểm sửa đổi, bổ sung khác
Thứ nhất, Về điều kiện thụ lý
Theo quy định tại Luật tố cáo 2011 thì luật quy định rõ các trường hợp không được thụ lý giải quyết tuy nhiên với việc quy định như vậy thiếu chặt chặt chẽ gây khó khăn cho việc áp dụng nên Luật tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định các trường hợp đủ điều kiện thụ lý tại Điều 23 bao gồm: Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật; Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Đặc biệt điểm mới của Luật tố cáo, sửa đổi còn quy định trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật. Đây là một trong những điểm mới quan trọng được quy định tại Luật tố cáo sửa đổi năm 2018 nhằm khắc phục được các vụ việc khiếu nại kéo dài không dứt điểm được hoặc những vụ việc tố cáo khó giải quyết dứt điểm đồng thời gây tâm lý không tốt cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh
Thứ hai, Thời hạn giải quyết tố cáo đã được quy định giảm so với thời hạn được quy định tại Luât tố cáo 2011 thay vì 60 ngày kể từ ngày thụ lý thì thời hạn theo quy định mới là 30 ngày và gia hạn 2 lần mỗi lần không quá 30 ngày
Thứ ba: Luật tố cáo sửa đổi năm 2018 đã quy định chi tiết các hình thức kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm. Theo đó, quy định cụ thể, chi tiết về hình thức, mức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Cụ thể, Luật đã quy định nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm, quy định áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, của người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo; áp dụng hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm của người có trách nhiệm tổ chức thi hành kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; áp dụng hình thức xử lý đối với người tố cáo( Điều 63, Điều 64, Điều 65)
Ngoài ra, Luật Tố cáo sửa đổi, bổ sung còn quy định một số điểm mới như bổ sung hình thức công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo (Điều 40); quy định trình tự bảo vệ người tố cáo; quy định chi tiết về việc lập hồ sơ bảo vệ, trong đó đã cụ thể hóa các bước trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo như: văn bản đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ ./.
Thanh tra Sở
Các tin mới hơn
Một số điểm mới của Luật Giao dịch điện tử năm 2023(01/08/2023)
Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ(02/06/2023)
Tài liệu tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống truyền thanh cơ sở. (11/04/2023)
Văn phòng chính phủ ban hành Thông tư 01/2023/TT-VPCP 2023 về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử(07/04/2023)
Video bài giảng tập huấn nghiệp vụ về hòa giải cơ sở(28/09/2021)
Các tin cũ hơn
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện xây dụng Tủ sách pháp luật điện tử(06/06/2019)
Văn bản pháp luật có hiệu lực từ 01-3-2019(04/06/2019)
Một số nội dung cơ bản và điểm mới của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018(04/06/2019)
Giới thiệu Luật An ninh mạng 2018(04/06/2019)
Tài liệu tuyên truyền Luật an toàn thông tin mạng(04/06/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH