Phổ biến và giáo dục pháp luật
Tìm hiểu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL
22/12/2020 04:16:29

Cơ sở pháp lý:

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật năm 2015);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Câu hỏi 1: Việc tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản QPPL tại Điều 6 Luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung như thế nào?

Trả lời: Việc tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản QPPL, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản QPPL được quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, cụ thể như sau:

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản QPPL và dự thảo văn bản QPPL.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản QPPL theo quy định của Luật này và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về dự thảo văn bản. Đối với dự thảo văn bản QPPL đã được phản biện xã hội thì hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản phản biện xã hội.

3. Trong quá trình xây dựng văn bản QPPL, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản QPPL, dự thảo văn bản QPPL, để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản QPPL; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản QPPL.

4. Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản QPPL, dự thảo văn bản QPPL và ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản QPPL phải được nghiên cứu, giải trình, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản.”.

Câu hỏi 2: Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản QPPL được quy định như thế nào?

Trả lời: Tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định:

1. Văn bản QPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản QPPL của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

Văn bản bãi bỏ văn bản QPPL phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.

2. Khi ban hành văn bản QPPL, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản QPPL do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản QPPL do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản QPPL mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản QPPL mới có hiệu lực.

Trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản QPPL do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó.

Câu hỏi 3: Văn bản QPPL có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản QPPL do cùng cơ quan hành hành trong trường hợp nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì:

Một văn bản QPPL có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản QPPL do cùng cơ quan ban hành trong các trường hợp sau đây:

- Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;

- Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt.

Câu hỏi 4: Đề nghị cho biết điểm mới trong việc ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện, xã?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì: Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện, xã được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

2. Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.

Câu hỏi 5: Cơ quan nào có trách nhiệm đề nghị xây dựng Nghị quyết QPPL của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh?

Trả lời: Tại khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp căn cứ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan, tổ chức, đại biểu Hội đồng nhân dân, có trách nhiệm đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Câu hỏi 6: Đề nghị cho biết Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 27 của Luật năm 2015?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 27 của Luật năm 2015 bao gồm:

- Tờ trình về đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ căn cứ ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của nghị quyết; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết;

- Tài liệu khác (nếu có).

Câu hỏi 7: Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015 bao gồm những gì?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020: Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này bao gồm:

- Tài liệu quy định tại Điều 114 của Luật này;

- Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

- Quyết định thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 116 của Luật này.

Câu hỏi 8: Đề nghị cho biết nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 35 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh có nhiệm vụ:

- Tổ chức xây dựng dự thảo nghị quyết. Đối với nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này thì phải bảo đảm phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật đã giao quy định chi tiết; đối với nghị quyết quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này thì phải bảo đảm thống nhất với các chính sách đã được thông qua.

- Đánh giá tác động của chính sách đối với dự thảo nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật này.

Đồng thời, phải “ Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; xây dựng tờ trình, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo và các tài liệu khác ; đăng tải các tài liệu này trên cổng thông tin điện tử của tỉnh” theo quy định tại khoản 2 Điều 119 Luật năm 2015.

Câu hỏi 9: Việc thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, việc thẩm định dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh trình được quy định như sau:

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân.

Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị quyết.

Đối với dự thảo nghị quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

Chậm nhất là 25 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Sở Tư pháp để thẩm định.

Câu hỏi 10: Hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh do UBND tỉnh trình bao gồm những gì?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

- Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo nghị quyết;

- Dự thảo nghị quyết;

- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật này;

- Tài liệu khác (nếu có).

Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

Câu hỏi 11: Đề nghị cho biết nội dung thẩm định dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh do UBND tỉnh trình?

Trả lời: So với Luật năm 2015, khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 sửa đổi, bổ sung nội dung thẩm định, cụ thể bao gồm:

- Sự cần thiết ban hành nghị quyết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật này; đối tượng, phạm vi điều chỉnh đối với dự thảo nghị quyết;

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật;

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với văn bản đã giao cho Hội đồng nhân dân quy định chi tiết; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết đã được thông qua theo quy định tại Điều 116 của Luật này;

- Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Câu hỏi 12: Đề nghị cho biết điểm mới trong quy định về việc thẩm tra dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 124 Luật năm 2015 thì: Dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh phải đuowcj Ban của HĐND cùng cấp thẩm tra trước khi trình HĐND. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, cơ quan trình dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ban của HĐND được phân công thẩm tra để thẩm tra.

Đặc biệt, tại Khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định: Cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự thảo nghị quyết khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn theo quy định.

Câu hỏi 13: So với Luật năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định việc thẩm định dự thảo văn bản QPPL của UBND tỉnh như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 40 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, việc thẩm định dự thảo Quyết định của UBND tỉnh được quy định như sau:

Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo quyết định. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo quyết định.

Đối với dự thảo quyết định liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

Chậm nhất là 25 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Sở Tư pháp để thẩm định.

Câu hỏi 14: Đề nghị cho biết hồ sơ gửi thẩm định dự thảo Quyết định của UBND tỉnh?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 40 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

- Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo quyết định;

- Dự thảo quyết định;

- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;

- Tài liệu khác (nếu có).

Trong đó, Tờ trình và Dự thảo quyết định được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

Câu hỏi 15: Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định nội dung thẩm định dự thảo Quyết định của UBND tỉnh bao gồm những gì?

Trả lời: Khác với Luật năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định cụ thể nội dung thẩm định dự thảo Quyết định của UBND tỉnh, bao gồm:

- Sự cần thiết ban hành quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của Luật này; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định;

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật;

- Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

- Nguồn lực, điều kiện bảo đảm thi hành quyết định;

- Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Câu hỏi 16: Đề nghị cho biết trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì: Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình Ủy ban nhân dân dự thảo quyết định.

Câu hỏi 17: Đề nghị cho biết thẩm quyền thẩm định dự thảo Nghị quyết QPPL của HĐND cấp huyện và trách nhiệm gửi hồ sơ thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo?

Trả lời: Về việc thẩm định dự thảo Nghị quyết QPPL của HĐND cấp huyện, khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định:

Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chậm nhất là 20 ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đến Phòng Tư pháp để thẩm định.

Câu hỏi 18: Việc thẩm định dự thảo Quyết định của UBND cấp huyện được quy định như thế nào?

Trả lời: Tại khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định việc thẩm định văn bản QPPL của UBND cấp huyện như sau:

1. Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp huyện trước khi trình.

Chậm nhất là 20 ngày trước ngày UBND họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Phòng Tư pháp để thẩm định.

2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

a) Tờ trình UBND về dự thảo quyết định;

b) Dự thảo quyết định;

c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;

d) Tài liệu khác (nếu có).

3. Nội dung thẩm định bao gồm:

a) Sự cần thiết ban hành quyết định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định;

b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật;

c) Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

d) Nguồn lực, điều kiện bảo đảm thi hành quyết định;

đ) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự thảo quyết định đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình UBND.

Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Phòng Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.

5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Phòng Tư pháp khi trình UBND dự thảo quyết định.

Câu hỏi 19: Đề nghị cho biết các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, các trường hợp xây dựng văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm:

1. Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

2. Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

5. Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.

Câu hỏi 20: Trình tự, thủ tục xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, việc xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, quyết định của UBND cấp tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như sau:

1. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo;

2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày;

3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản.

Hồ sơ gửi thẩm định gồm tờ trình, dự thảo văn bản, bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến.

Hồ sơ gửi thẩm tra gồm tờ trình, dự thảo văn bản, bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến, báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định

Các tin mới hơn
Hải Dương ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh (17/04/2024)
Tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước (17/04/2024)
Hội đồng phối hợp tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch về tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2024”.(17/04/2024)
Quy định về thừa kế trong doanh nghiệp(11/04/2024)
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương(29/03/2024)
Các tin cũ hơn
Văn bản QPPL có hiệu lực từ tháng 12 năm 2020(03/12/2020)
Tìm hiểu Bộ luật lao động 2019 (Phần 2)(19/11/2020)
Tài liệu giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam(06/11/2020)
Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến “Pháp luật với mọi người” (04/11/2020)
Văn bản QPPL có hiệu lực từ tháng 11 năm 2020(04/11/2020)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH