Tài liệu tuyên truyền PL
Tìm hiểu các quy định về quản lý xuất, nhập cảnh
12/12/2019 12:00:00

Các văn bản có liên quan:

- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014

- Thông tư 31/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 hướng dẫn về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu hỏi 1: Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh được quy định như thế nào?

Trả lời: Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh được quy định tại Điều 7 Thông tư 31/2015/TT-BCA hướng dẫn về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau:

- Người đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú. Hồ sơ gồm:

+ Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh (theo mẫu NC14 ban hành kèm theo Thông tư này);

+ Bản chụp thẻ thường trú kèm theo bản chính để đối chiếu đối với người đã được cấp thẻ thường trú;

+ Đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú đối với người chưa được giải quyết cho thường trú;

+ Giấy phép xuất nhập cảnh đã cấp, đối với trường hợp đề nghị cấp lại do giấy phép xuất nhập cảnh bị hư hỏng;

+ Đơn báo mất, đối với trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh do bị mất (không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi bị mất).

- Giải quyết cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh:

+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh.

+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh trong thời hạn 02 ngày làm việc.

Câu hỏi 2: Giải quyết cho thường trú đối với người không quốc tịch được quy định như thế nào?

Trả lời: Giải quyết cho thường trú đối với người không quốc tịch được quy định tại Điều 42 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Ban hành năm 2014 như sau:

1. Người không quốc tịch quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật này nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tạm trú. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại ViệtNam từ trước năm 2000 và đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

2. Thủ tục giải quyết cho người không quốc tịch thường trú thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 41 của Luật này.

Theo đó:

- Khoản 4 Điều 39 quy định:

4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

- Khoản 1 Điều 40 quy định:

1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

- Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 41 quy định:

2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.

Câu hỏi 3: Các trường hợp nào người nước ngoài được xét thường trú tại Việt Nam?

Trả lời: Các trường hợp người nước ngoài được xét cho thường trú tại Việt Nam được quy định tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 như sau:

- Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

- Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Câu hỏi 4: Hình thức xử lý người giả mao hồ sơ, giấy tờ để được cấp thẻ thường trú được quy định như thế nào?

Trả lời: Ngày 12/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, hình thức xử lý người giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp thẻ thường trú là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú, thị thực, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc thu hồi thẻ thường trú theo quy định tại Điểm a Khoản 8 điều này.

Người nước ngoài tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 5: Người nước ngoài thì bao lâu phải đổi thẻ thường trú 1 lần?

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 như sau:

Thẻ thường trú do Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoài thường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ.

Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai đề nghị cấp đổi thẻ thường trú;

b) Thẻ thường trú;

c) Bản sao hộ chiếu có chứng thực, trừ trường hợp người không quốc tịch.

=> Như vậy, định kỳ 10 năm một lần, người nước ngoài thường trú phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài thường trú cấp lại thẻ.

Câu hỏi 6: Hình thức xử lý hành vi làm sai lệch nội dung, hình thức thẻ thường trú, tạm trú được quy định như thế nào?

Trả lời: Hình thức xử lý hành vi làm sai lệch nội dung hoặc hình thức thẻ thường trú, tạm trú là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú và thẻ thường trú.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị thu hồi thẻ thường trú, tạm trú theo quy định tại Khoản 8 điều này.

Người nước ngoài vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 7: Hình thức xử lý người không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng thẻ thường trú, tạm trú được quy định như thế nào?

Trả lời: Hình thức xử lý người không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng thẻ thường trú, tạm trú là một trong những nội dung được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú.

Người nước ngoài vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 8: Hình thức xử lý người nước ngoài sử dụng thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép được quy định như thế nào?

Trả lời: hình thức xử lý người nước ngoài sử dụng thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép được quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 9: Hình thức xử lý đối với hành vi sử dụng thẻ thường trú giả để được thường trú?

Trả lời: Hình thức xử lý hành vi sử dụng thẻ thường trú giả để được thường trú được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giả, thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú.

Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu thẻ thường trú giả theo quy định tại Khoản 8 điều này.

Người nước ngoài tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 10: Hình thức xử lý đối với người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại?

Trả lời: Hình thức xử lý người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại là một trong những nội dung được quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại.

Mức phạt này đồng thời áp dụng cho các hành vi:

- Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;

- Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài.

Người nước ngoài tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 11: Hành vi làm giả thẻ thường trú bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Hình thức xử lý người làm giả thẻ thường trú là một trong những nội dung được quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người làm giả thị thực, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc thu hồi thẻ thường trú theo quy định tại Điểm a Khoản 8 điều này.

Người nước ngoài tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 12: Người nước ngoài nhập cảnh không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bị xử lý thế nào?

Trả lời: Hình thức xử lý người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam được quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với:

- Hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;

- Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;

- Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú.

Người nước ngoài tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 13: Xử lý người Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam không thực hiện đúng trách nhiệm?

Trả lời: Tại Điểm c Khoản 5 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với:

- Hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;

- Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

- Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật theo quy định tại Khoản 8 điều này.

Người nước ngoài tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 14: Mức phạt người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thường trú?

Trả lời: Hình thức xử lý người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú được quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú.

Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với:

- Hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;

- Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

- Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Người nước ngoài tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.

Câu hỏi 15: Thẻ tạm trú khác sổ tạm trú chỗ nào?

Trả lời:

Tiêu chí

Sổ tạm trú

Thẻ tạm trú

Đối tượng được cấp

- Công dân Việt Nam;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.

Người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam.

Cơ quan cấp

Công an xã/phường/thị trấn

CQ có thẩm quyền thuộc Bộ Ngoại giao gồm:

  • Cục Lễ tân Nhà nước - Hà Nội;
  • Sở ngoại vụ TP.HCM -TP.HCM.

Thời hạn

Tối đa 24 tháng

Từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

Hồ sơ

- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú;

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở muốn làm hồ sơ tạm trú;

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu;

- Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

- Công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó ghi rõ các thông tin: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ của người đề nghị cấp thẻ tạm trú (tham khảo mẫu NA6 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA);

+ Đối với trường hợp thay biên chế hoặc bổ sung biên chế mới của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú cần ghi rõ họ tên, chức danh của người được thay biên chế hoặc người được bổ sung biên chế;

- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú (theo mẫu NA8 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA), có xác nhận của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

- Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người nước ngoài;

- Trường hợp người nước ngoài thuộc diện tăng biên chế của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ trên, cần bổ sung công hàm của Bộ Ngoại giao nước cử thông báo về việc tăng biên chế.

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Xử lý khi hết hạn

Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.

Đề nghị cấp thẻ tạm trú mới.

Căn cứ pháp lý

- Luật cư trú 2006;

- Luật cư trú sửa đổi 2013;

- Thông tư 35/2014/TT-BCA.

- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014;

- Thông tư 04/2016/TT-BNG.

Các tin mới hơn
Một số điểm mới của Luật Giao dịch điện tử năm 2023(01/08/2023)
Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ(02/06/2023)
Tài liệu tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống truyền thanh cơ sở. (11/04/2023)
Văn phòng chính phủ ban hành Thông tư 01/2023/TT-VPCP 2023 về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử(07/04/2023)
Video bài giảng tập huấn nghiệp vụ về hòa giải cơ sở(28/09/2021)
Các tin cũ hơn
VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/11/2019(07/11/2019)
TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ YẾU(07/11/2019)
Thể lệ Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu kiến thức pháp luật trong các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp(07/11/2019)
Tại sao ngày 9/11 được lấy là ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?(27/10/2019)
Văn bản pháp luật có hiệu lực từ ngày 01/10/2019(18/10/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH