Quản lý XLVPHC và theo dõi THPL
Một số ý kiến về năng cao chất lượng công tác theo dõi thi hành pháp luật
04/10/2022 09:48:53

Thomas Jefferson (1743-1826) – Tổng thống thứ ba, tác giả bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ đã viết:“Việc thi hành một đạo luật còn quan trọng hơn sự tạo ra nó. Câu danh ngôn này cho thấy tầm quan trọng lớn lao của việc thi hành pháp luật. Để thi hành pháp luật tốt, cần tiến hành nhiều biện pháp, trong đó công tác theo dõi thi hành pháp luật là một nhiệm vụ lớn.

Theo dõi thi hành pháp luật (sau đây viết là THPL) là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng THPL, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả THPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đây là một nhiệm vụ có tính phức tạp, phạm vi rộng, liên quan đến hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình THPL trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung sau đây: tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; tình hình bảo đảm các điều kiện cho THPL; tình hình tuân thủ pháp luật.

Theo dõi tình hình THPL, với những nội dung trên, có tầm quan trọng lớn và ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, công cuộc cải cách hành chính nói riêng. Do đó, việc nâng cao chất lượng công tác theo dõi THPL là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên trong thời gian tới.

Tại tỉnh Hải Dương, thực trạng công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật có một số nét cơ bản như sau:

Về ưu điểm: Hàng năm UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch về việc thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL. Trong Kế hoạch này, căn cứ vào Kế hoạch theo dõi tình hình THPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành (do Thủ tướng Chính phủ ban hành) và Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện trong năm và chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật, lựa chọn lĩnh vực trọng tâm phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương. UBND tỉnh tổ chức kiểm tra liên ngành tình hình THPL trong các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành hàng năm, trên cơ sở kiểm tra đã kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những bất cập, hạn chế phát hiện được và đề xuất những biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình THPL trong thời gian tới. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng. Các điều kiện bảo đảm cho công tác theo dõi tình hình THPL cơ bản được đảm bảo.

Bên cạnh các ưu điểm trên, công tác theo dõi tình hình THPL còn có một vài vấn đề tồn tại:

- Hoạt động kiểm tra công tác theo dõi tình hình THPL mỗi năm thực hiện một lần tại một số Sở, ban, ngành tỉnh và địa phương nên chưa thể bao quát, toàn diện tất cả các lĩnh vực theo dõi tình hình trên toàn tỉnh.

- Do đặc thù công tác của từng ngành khác nhau nên việc phối hợp của các ngành liên quan để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đôi khi chưa được thường xuyên và liên tục.

- Tổ chức, bộ máy, biên chế làm công tác theo dõi THPL nói riêng và công tác pháp chế nói chung được các ngành, các cấp quan tâm kiện toàn nhưng việc bố trí cán bộ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện bộ máy Nhà nước có yêu cầu tinh giản biên chế. Đội ngũ công chức được giao thực hiện nhiệm vụ theo dõi THPL nhìn chung vẫn còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn chưa đồng đều; phần lớn là phân công cán bộ kiêm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ này.

- Một số quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, về lĩnh vực thuế, đầu tư còn bất cập trong thực tế hoặc chưa thống nhất giữa các văn bản liên quan trong cùng một lĩnh vực.

- Đối với các cấp, các ngành, một số còn coi việc thực hiện công tác theo dõi THPL vẫn là công việc mới, nên chưa có nhiều sự quan tâm đầu tư, phối hợp thực hiện.

- Về tình hình tuân thủ pháp luật: Một số lĩnh vực, mức độ vi phạm pháp luật còn tương đối cao như: an ninh trật tự, an toàn giao thông, đất đai, môi trường. Tình trạng khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng vẫn còn xảy ra. Việc thực hiện các kết luận, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các cấp có thẩm quyền ở một số nội dung còn chậm, chưa có biện pháp hữu hiệu để thực hiện dứt điểm.

- Về văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Hệ thống văn bản quy định thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật cao nhất chỉ là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Nghị định 32/2020/NĐ-CP và Thông tư số 14/2014/TT-BTP, Thông tư 04/2021/TT-BTP, chưa có luật riêng quy định về thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. Bên cạnh đó, nội dung theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại các Nghị định và Thông tư còn chung chung và chỉ mang tính khái niệm, việc hiểu và áp dụng vào thực tế còn chưa được thống nhất. Hiện nay, việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chưa có các tiêu chí để xem xét, đánh giá cụ thể theo định lượng cụ thể như tỷ lệ bao nhiêu phần trăm (%) là đạt hay không đạt mà còn mang tính định tính. Ngoài ra, chưa có quy định về chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về theo dõi thi hành pháp luật.

Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác theo dõi THPL:

Hiện nay đã có Nghị định 32/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình THPL. Nghị định 32 có hiệu lực từ ngày 15/5/2020. UBND tỉnh đã có văn bản số 1422/UBND-NC ngày 29/4/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị định này. Nghị định đã mở ra những định hướng mới và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác theo dõi THPL, cụ thể như sau:

- Quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình THPL, theo đó cộng tác viên theo dõi tình hình THPL được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Quy định trách nhiệm chỉ đạo xử lý và trực tiếp xử lý kết quả theo dõi tình hình THPL. Đặc biệt, Nghị định bổ sung quy định: Trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc quyết định áp dụng pháp luật chưa bảo đảm tính chính xác, vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp phải ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới văn bản theo đúng quy định của pháp luật.

Nghị định cũng bãi bỏ quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP về ban hành Chỉ tiêu thống kê ngành, Chỉ tiêu thống kê quốc gia làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình THPL nhằm thực hiện Nghị định sát thực và thuận lợi hơn.

Ngoài giải pháp thực hiện tốt các quy định của Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2012/NĐ-CP nhằm nâng cao chất lượng công tác theo dõi THPL, từ thực trạng công tác này trong tỉnh, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau:

a) Giải pháp về thể chế:

Về lâu dài, cần có Luật theo dõi tình hình THPL. Đây là văn bản có hiệu lực pháp lý cao, có tính khái quát sâu rộng trên các lĩnh vực theo dõi THPL, tác động sâu sắc đến công tác theo dõi THPL của các ngành, địa phương, làm cơ sở để thực hiện tốt công tác này.

b) Các giải pháp khác:

- Cần có quy định và triển khai nhằm tăng cường nhân lực và điều kiện vật chất cho công tác theo dõi THPL của địa phương, đặc biệt ở cơ quan tư pháp cấp tỉnh và cấp huyện. Chú trọng đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi THPL.

- Cần có biện pháp để các cơ quan có thẩm quyền quan tâm tiếp thu và đáp ứng các kiến nghị của đoàn kiểm tra và người làm nhiệm vụ theo dõi THPL về việc sửa đổi, bổ sung các quy định bất cập được phát hiện nhằm cải thiện công tác THPL;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, đưa công tác này phát triển sâu rộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành pháp luật.

- Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trên mọi lĩnh vực nhằm tạo ý thức tuân thủ pháp luật, giảm bớt tình trạng và mức độ vi phạm.

- Nâng cao nhận thức của các cơ quan, ban ngành, cán bộ công chức về tầm quan trọng của công tác theo dõi THPL, tránh quan niệm sơ lược, đơn giản hóa, thiếu coi trọng công tác này dẫn đến làm việc hình thức, đại khái, báo cáo chung chung, thiếu nghiêm túc.

- Nâng cao nhận thức của người dân về công tác theo dõi THPL. Tích cực tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin về tình hình THPL trên các kênh từ phía người dân, nhằm khuyến khích người dân quan tâm và thông tin, từ đó tăng cường chấp hành pháp luật, giảm thiểu vi phạm.

- Nâng cao chất lượng việc kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình THPL, chú trọng thực chất, tránh hình thức, chung chung. Việc kiểm tra, điều tra, khảo sát cần có trọng tâm, chuyên sâu, sản phẩm có chất lượng cao.

- Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong công tác theo dõi THPL để thực hiện nhiệm vụ theo dõi có hiệu quả cao.

Trong thời gian tới, để thực hiện có hiệu quả Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2012/NĐ-CP, nâng cao chất lượng công tác theo dõi THPL, cần có sự chủ động, tích cực của mỗi ngành, địa phương và nỗ lực phối hợp giữa các ngành. Việc xử lý kết quả theo dõi THPL cần được thực hiện nghiêm túc, triệt để, từ đó tác động tích cực trở lại việc theo dõi THPL.

Hiện nay, việc tổng kết 10 năm thi hành Nghị định 59/2012/NĐ-CP đang được triển khai. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo cơ sở để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác theo dõi thi hành pháp luật.

Một trong những mục tiêu lớn của công tác theo dõi THPL là phát hiện những bất cập, vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật không phù hợp từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Để làm điều này, đội ngũ làm công tác theo dõi THPL cần phải nâng cao trình độ và vốn sống thường xuyên. Làm tốt công tác theo dõi THPL sẽ tác động tốt đến việc xây dựng xã hội văn minh, tuân thủ pháp luật.

Các tin mới hơn
Xử phạt doanh nghiệp do xả nước thải vượt thông số kỹ thuật nước thải ra môi trường(09/04/2024)
Xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(09/04/2024)
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2023 (22/12/2023)
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xử lý VPHC thông qua công tác than tra, kiểm tra(18/12/2023)
Một doanh nghiệp bị xử phạt hơn 100 triêu đồng do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(07/12/2023)
Các tin cũ hơn
Kết quả xử phạt vi phạm hành chính thông tư công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Tư pháp 9 tháng đầu năm 2022(30/09/2022)
Kết quả xử phạt vi phạm hành chính thông tư công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Tư pháp 9 tháng đầu năm 2022(30/09/2022)
Một số ý kiến về nâng cao chất lượng công tác theo dõi thi hành pháp luật(16/09/2022)
Xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản(06/09/2022)
Xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy(18/08/2022)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH