Xây dựng và kiểm tra VBQPPL
Việc kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực được thực hiện như thế nào
04/01/2023 01:51:52

Kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực thuộc phương thức kiểm tra theo thẩm quyền. Trong đó, kiểm tra văn bản theo địa bàn là việc tổ chức kiểm tra văn bản trực tiếp tại cơ quan ban hành; kiểm tra văn bản theo chuyên đề là việc tổ chức kiểm tra văn bản theo thẩm quyền đối với lĩnh vực, hoặc nhóm lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh.

1. Kiểm tra văn bản theo địa bàn:

- Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, nếu thấy cần thiết, cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp) quyết định thành lập Đoàn kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản. Cơ quan kiểm tra văn bản có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra về thành phần, thời gian, địa điểm, nội dung làm việc. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản;

- Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, kết luận, kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, kiến nghị việc xử lý văn bản trái pháp luật; đồng thời kiến nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, người xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật;

- Trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra văn bản theo địa bàn thì cơ quan có văn bản được kiểm tra phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra chuẩn bị điều kiện cần thiết phục vụ Đoàn kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra theo quy định.

2. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực và đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền kiểm tra;

- Cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra biết trước khi thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực. Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kiểm tra trong việc thực hiện kiểm tra văn bản, chuẩn bị các nội dung, hồ sơ liên quan đến văn bản được kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và kế hoạch kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản;

- Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra, cơ quan, địa phương nơi có văn bản được kiểm tra thực hiện theo kế hoạch kiểm tra văn bản đã được phê duyệt; kết luận và kiến nghị hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền kiến nghị việc xử lý đối với các nội dung kiểm tra; báo cáo cơ quan chủ trì kiểm tra về kết quả kiểm tra văn bản của Đoàn kiểm tra.

- Việc kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực được thực hiện cụ thể như sau:

+ Cơ quan kiểm tra văn bản có trách nhiệm:

Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; thông báo cho cơ quan có văn bản được kiểm tra biết và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình đó.

Kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn cần có một số nội dung cơ bản: Mục đích, yêu cầu; nội dung (đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, công việc cụ thể và thời gian thực hiện, cơ quan chủ trì thực hiện, cơ quan phối hợp thực hiện...); kinh phí; trách nhiệm tổ chức thực hiện...

Nội dung kế hoạch bao gồm:

+ Mục đích: Phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý những nội dung có dấu hiệu trái pháp luật trong các văn bản; phát hiện những quy định bất hợp lý, kịp thời đề nghị các bộ và các địa phương nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp; kết quả kiểm tra tạo cơ sở cho việc kiến nghị các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện các quy định pháp luật;

+ Yêu cầu: Nội dung Kế hoạch và việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm toàn diện, hiệu quả và khả thi; xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

+ Nội dung kiểm tra: Kiểm tra các văn bản QPPL theo nội dung quy định tại Điều 104 Nghị định 34/2016/NĐ-CP (kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung; nội dung của văn bản; căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản), trong đó tập trung kiểm tra, phát hiện và xử lý các quy định được ban hành không đúng thẩm quyền, các quy định có nội dung trái pháp luật để xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định.

3. Trường hợp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo địa bàn, chuyên đề, ngành, lĩnh vực thì:

- Cơ quan kiểm tra văn bản đề xuất thành phần Đoàn, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định và phối hợp với cơ quan có văn bản được kiểm tra chuẩn bị chương trình, nội dung làm việc cụ thể, các tài liệu có liên quan, bố trí phương tiện đi lại, ăn, ở và các điều kiện cần thiết khác phục vụ Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.

- Trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền kiểm tra.

- Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra liên ngành:

+ Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra và cơ quan, địa phương nơi có văn bản được kiểm tra thực hiện theo Kế hoạch kiểm tra văn bản đã được phê duyệt.

+ Báo cáo cơ quan chủ trì kiểm tra và cơ quan có văn bản được kiểm tra về kết quả kiểm tra văn bản của Đoàn kiểm tra.

- Trách nhiệm của cơ quan có văn bản được kiểm tra:

+ Cơ quan có văn bản được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung, yêu cầu theo Kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực của cơ quan kiểm tra văn bản.

+ Phối hợp với cơ quan chủ trì kiểm tra chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ Đoàn kiểm tra liên ngành theo Kế hoạch kiểm tra đã được thông báo.

Các tin mới hơn
Một số chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 04 năm 2024(29/03/2024)
Hải Dương công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương kỳ 2019 – 2023(11/03/2024)
HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 20 khóa XVII(05/03/2024)
Công bố danh mục VBQPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của tỉnh Hải Dương năm 2023(19/02/2024)
Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện Đề án nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025 năm 2024 (19/02/2024)
Các tin cũ hơn
Quy định về tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp(04/01/2023)
Quy định về thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và bị cấm sử dụng tại Việt Nam(12/12/2022)
Quốc hội Khóa XV thông qua 6 Luật mới tài kỳ hợp thứ 4(24/11/2022)
Quy định về quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không(24/11/2022)
Nguyên tắc trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật(07/09/2022)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH