Hỏi đáp, tư vấn pháp luật
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
15/04/2020 12:00:00

Câu hỏi: Trưa ngày 10/03/2020 tôi đang lái xe ô tô đi đúng phần đường, làn đường và tốc độ theo quy định thì có một người đàn ông khoảng 40 tuổi chạy sang đường, do không để ý nên anh ta đã bị va vào sườn xe, phải đưa đi viện cấp cứu. Hiện người đàn ông này đã qua cơn nguy kịch và ăn uống bình thường. Nay, gia đình người đàn ông này đòi tôi phải bồi thường toàn bộ chi phí chữa bệnh và khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho anh ta. Xin hỏi yêu cầu của gia đình họ có đúng không?

Trả lời: Tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.".

Như vậy, nếu lỗi hoàn toàn do nạn nhân gây ra thì bạn không phải bồi thường thiệt hại. Nếu bạn có lỗi một phần thì bạn vẫn phải bồi thường, mức bồi thường căn cứ vào thiệt hại thực tế và khả năng của bạn. Nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường, hỗ trợ thì có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

 

Các tin mới hơn
Tôi sắp cưới chồng mang quốc tịch Nga nhưng tôi vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Tôi đang mang thai, vài tháng sau sẽ sinh con. Tôi có thắc mắc khi tôi kết hôn với người nước ngoài thì có buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam không? (09/04/2024)
Tôi sắp khai trương nhà hàng ăn uống có bán rượu, bia. Tôi muốn hỏi rằng nếu người dưới 18 tuổi vào nhà hàng tôi mua rượu và uống thì tôi có bị xử phạt hay không? (20/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Cho tôi hỏi, con dâu, con rể liệu có được hưởng di sản thừa kế không?(18/03/2024)
Các tin cũ hơn
Quy định về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại (09/04/2020)
Điều chỉnh của pháp luật về phương thức bảo vệ quyền dân sự của cá nhân khi bị xâm hại?(26/03/2020)
Trách nhiệm nuôi dưỡng người bị mất năng lực hành vi dân sự?(19/03/2020)
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối(12/03/2020)
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn quy định như thế nào?(05/03/2020)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH