Hỏi đáp, tư vấn pháp luật
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết?
22/04/2020 12:00:00

Câu hỏi: Để tránh cho đám cháy lan rộng ra các nhà xung quanh gây thiệt hại lớn, anh A và mọi người có mặt tại hiện trường (nhưng không có anh B) đã quyết định phá căn bếp nhà anh B để lấy lối vào chữa cháy. Trong trường hợp này việc phá bếp nhà anh B của anh A và những người có mặt lúc đó có được coi là tình thế cấp thiết không? Anh B có quyền yêu cầu những người này bồi thường thiệt hại không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 171 Bộ luật dân sự năm 2015, thì tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật dân sự.

(Điều 595. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.

2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.)

Đối chiếu với trường hợp này, anh A và những người có mặt lúc đám cháy xảy ra vì muốn tránh nguy cơ lửa cháy lan sang nhiều nhà khác, gây thiệt hại lớn đến các nhà xung quanh mà không có cách nào khác phải phá căn bếp anh B để lấy lối vào chữa cháy. Sự việc xảy ra trong hoàn cảnh bất khả kháng, ngoài ý muốn của anh A và mọi người. Tuy bếp nhà anh B đã bị thiệt hại nhưng nếu anh A và mọi người không phá bếp nhà anh B, ngọn lửa sẽ cháy lan sang các căn nhà khác và khi đó sẽ rất nhiều căn nhà bị cháy, thiệt hại chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc bếp nhà anh B bị phá.

Do vậy, việc phá bếp nhà B của anh A và mọi người trong trường hợp này được coi là tình thế cấp thiết nên anh A và những người tham gia phá bếp không có lỗi và không phải bồi thường thiệt hại cho anh B. Tuy nhiên, anh B có thể yêu cầu người đã gây ra đám cháy nêu trên phải bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 595 Bộ luật dân sự năm 2015).

 

Các tin mới hơn
Tôi sắp cưới chồng mang quốc tịch Nga nhưng tôi vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Tôi đang mang thai, vài tháng sau sẽ sinh con. Tôi có thắc mắc khi tôi kết hôn với người nước ngoài thì có buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam không? (09/04/2024)
Tôi sắp khai trương nhà hàng ăn uống có bán rượu, bia. Tôi muốn hỏi rằng nếu người dưới 18 tuổi vào nhà hàng tôi mua rượu và uống thì tôi có bị xử phạt hay không? (20/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Cho tôi hỏi, con dâu, con rể liệu có được hưởng di sản thừa kế không?(18/03/2024)
Các tin cũ hơn
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra(15/04/2020)
Quy định về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại (09/04/2020)
Điều chỉnh của pháp luật về phương thức bảo vệ quyền dân sự của cá nhân khi bị xâm hại?(26/03/2020)
Trách nhiệm nuôi dưỡng người bị mất năng lực hành vi dân sự?(19/03/2020)
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối(12/03/2020)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH