Bổ trợ tư pháp
Gỡ điểm nghẽn trong công tác Giám định tư pháp
20/11/2019 07:46:56

(PL)- Nhiều điểm nghẽn đang cản trở công tác giám định tư pháp được đề nghị bổ sung và đã nhận được các ý kiến ủng hộ.

Chiều 19-11, các đại biểu Quốc hội đã nghe đọc tờ trình, báo cáo thẩm trathảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay lần sửa đổi, bổ sung này chỉ tập trung vào những vấn đề mang tính cấp bách, cần thiết nhất để tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế, khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn trong công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế.

Bổ sung thời hạn giám định

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, hiện nay pháp luật về giám định tư pháp đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là chưa có quy định về thời hạn giám định nên việc giám định trong các vụ án kinh tế, tham nhũng thường bị kéo dài. Khắc phục việc này, dự thảo bổ sung quy định về thời hạn giám định đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định.

Thời hạn giám định đối với các trường hợp cần thiết khác tối đa là ba tháng. Nếu việc giám định phức tạp, hoặc khối lượng công việc lớn, hoặc điều kiện thực hiện giám định khó khăn thì thời hạn giám định tối đa là bốn tháng. Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo cơ quan trưng cầu nhưng phải bảo đảm thời hạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

Đồng tình với đề xuất bổ sung thời hạn giám định, Phó Trưởng ban Nội chính Thành ủy TP.HCM Dương Ngọc Hải cho hay hiện cơ quan trưng cầu tự đưa ra thời hạn chứ chưa có ràng buộc trong luật. “Nhiều vụ án hết thời hạn điều tra rồi nhưng chưa có kết quả giám định nên phải tạm đình chỉ rồi để đó” - ông Hải nói.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Phan Thị Bình Thuận cũng nêu thực tế có những vụ việc phải chờ tới năm năm mới có kết luận giám định. Hoặc có những vụ án cần sớm có kết luận giám định, như những vụ án xâm hại tình dục, việc đưa ra kết luận giám định quá lâu thì không còn tác dụng nữa.

Nêu ý kiến của cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành dự thảo luật vì cho rằng quy định này sẽ giải quyết được vướng mắc trong giám định tư pháp theo vụ việc. Đồng thời việc giao các bộ, cơ quan ngang bộ quy định cụ thể thời hạn giám định từng loại việc sẽ bảo đảm tính khả thi và phù hợp với từng lĩnh vực giám định.


Vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cũng từng gặp khó trong giám định tư pháp. Ảnh: HOÀNG GIANG

VKSND Tối cao sẽ có phòng giám định?

Một nội dung đáng chú ý là dự thảo luật bổ sung quy định: Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc VKSND Tối cao là một trong các tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh.

Ông Lê Thành Long cho biết đây là đề nghị của VKSND Tối cao nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh. Đặc biệt, từ ngày 1-1-2020, các cơ quan tố tụng sẽ thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên toàn quốc.

Bà Lê Thị Nga thông tin Ủy ban Tư pháp có hai loại ý kiến về vấn đề này. Ý kiến tán thành, bởi từ trước tới nay chỉ có một đơn vị giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Công an đảm nhiệm việc giám định loại việc nói trên dẫn đến quá tải. Nhưng có ý kiến cho rằng vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ, chưa nên đưa vào nội dung sửa đổi. Vì nó hoàn toàn mới, chưa được đặt ra trong quá trình tổng kết thi hành luật, hồ sơ dự án luật chưa báo cáo, đánh giá đầy đủ. Cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Công an, việc giám định loại việc nói trên của tổ chức giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Công an không có vướng mắc lớn.

Ông Dương Ngọc Hải cho rằng cần thiết thành lập thêm phòng giám định này vì hiện có ba hệ thống CQĐT của công an, quốc phòng và VKSND Tối cao. Nhưng riêng VKS không có tổ chức giám định, trong khi CQĐT VKSND Tối cao điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. “Lĩnh vực này rất cần giám định âm thanh, hình ảnh, vì vụ việc hối lộ, người tố cáo thường gửi kèm theo băng đĩa. Nhưng bây giờ muốn giám định, VKS phải trưng cầu Bộ Công an…” - ông Hải nói.

Nguồn: Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh (PLO)

Các tin mới hơn
thông báo về việc cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho VPLS Đại Minh(29/02/2024)
thông báo về việc cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho VPCC Nguyễn Văn Quyến(29/02/2024)
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương dự kiến ngày công bố kết quả trả giá quyền sử dụng đất ở tại khu dân cư thôn Nguyên Xá, xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình(08/01/2024)
Trong ngày 22/12/2023 Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản đấu giá thành công nhiều hợp đồng mà Trung tâm ký với Công an thị xã Kinh Môn(08/01/2024)
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương đấu giá thành công nhiều dịch vụ tiện ích tại bệnh viên đa khoa tỉnh Hải Dương(20/12/2023)
Các tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTG ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ(07/11/2019)
Danh sách các tổ chức hành nghề đấu giá, chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương cập nhật tháng 11 năm 2019(07/11/2019)
Danh sách các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Hải Dương cập nhật tháng 11 năm 2019(07/11/2019)
Tăng cường quản lý hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân xây dựng nhà ở(08/10/2019)
Tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Hải Dương(08/10/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH