Tài liệu tuyên truyền PL
Tài liệu tập huấn hòa giải ở cơ sở (Một số quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo)
04/06/2019 09:47:25

uật khiếu nại, tố cáo qui định “ công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có chăn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái với pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

1.Khiếu nại.

a. Đối tượng có quyền khiếu nại.

Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo qui định “ công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có chăn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái với pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Như vậy, công dân, cơ quan, tổ chức (chủ yếu là tổ chức kinh tế) có quyền khiếu nại và tố cáo.

b. Các hình thức để công dân thực hiện quyền khiếu nại.

Điều 1 Nghị định 136/2006/NĐ – CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo qui định công dân thực hiện quyền khiếu nại thông qua các hình thức sau đây:

- Tự mình thực hiện quyền khiếu nại;

- Trong trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, là chủ được hành vi của mình thì cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc người giám hộ là người đại diện để thực hiện việc khiếu nại; nếu không có người đại diện thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn, nơi người đó cư trú cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại.

- Trong trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng con đã thành niên, anh, chị em ruột hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Người được uỷ quyền chỉ khiếu nại theo đúng nội dung được uỷ quyền.

c. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại.

* Điều 17 Luật khiếu nại, tố cáo (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005) qui định quyền của người khiếu nại như sau:

- Tự mình khiếu nại, trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.

- Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại.

- Được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó.

- Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; biết thông tin, tài liệu của việc giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại.

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.

- Rút khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại.

* Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau:

- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.

- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

d. Thời hiệu giải quyết khiếu nại.

Thời hiệu giải quyết khiếu nại là khoảng thời gian mà pháp luật quy định để người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại của mình. Theo qui định tại Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.

Như vậy, trong thời hạn 90 ngày, người có quyền, lợi ích bị xâm phạm cần cân nhắc có khiếu nại hay không vì nếu quá 90 ngày thì người khiếu nại sẽ bị mất quyền này, trừ một số trường hợp người khiếu nại gặp một số trở ngại khách quan như: ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác xa, …Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 136/2006/NĐ – CP, trong trường hợp gặp trở ngại khách quan, người khiếu nại phải xuất trình giấy xác nhận của UBND cấp xã, cơ sở y tế (về việc ốm đau) hoặc cơ quan, tổ chức, nơi người khiếu nại làm việc, về trở ngại khách quan với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

e. Các trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết.

Theo qui định tại Điều 32 của Luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung nă 2005 thì khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:

- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.

- Người đại diện không hợp pháp.

- Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại đã hết;

- Việc giải quyết đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai.

- Việc khiếu nại đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có Bản án, quyết định của Toà án.

f. Trình tự giải quyết khiếu nại.

Theo qui định hiện hành của pháp luật, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại có thể tạm chia thành hai loại: loại thứ nhất là việc giải quyết khiếu nại lần thứ nhất, loại thứ hai là việc giải quyết khiếu nại lần thứ hai.

* Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần thứ nhất: Theo quy định tại Điều 30 Luật khiếu nại, tố cáo trong thời hiệu khiếu nại, người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn tương ứng là 45 và 60 ngày. Trong thời hạn này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà không giải quyết thì bị kỷ luật. Người khiếu nại có quyền kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét xử lý kỷ luật người không giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 36 Luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung).

Theo qui định tại Điều 39 Luật khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung 2005 thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết được quy định tại Điều 36 của Luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án, đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn trên là 45 ngày.

Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ trưởng, của Chủ tịch UBND cấp tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cấp tỉnh (có nghĩa là không được khiếu nại lần hai đến cấp trên của Bộ Trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh).

* Việc giải quyết khiếu nại lần thứ hai.

Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc quá thời hạn mà không được giải quyết) thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án hoặc khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Theo qui định tại Điều 43 Luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi bổ sung thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 60 ngày. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết tương ứng là 60 ngày và 70 ngày.

Cũng theo qui định tại Điều 46 Luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết được quy định tại Điều 43 Luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

2. Tố cáo.

a. Khái niệm tố cáo

Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Trong thực tế, tố cáo còn là việc báo cáo cơ quan, tổ chức biết hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo chủ thể có quyền tố cáo là công dân. Vì khi thực hiện quyền tố cáo, người tố cáo có quyền và trách nhiệm nhất định, nhất là việc chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình đã cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó Luật quy định chỉ công dân mới có quyền này.

b. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

* Người tố cáo có các quyền sau đây:

- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình.

- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.

* Người tố cáo có các nghĩa vụ sau:

- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo.

- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình để cơ quan có thẩm quyền tiện liên hệ trong quá trình giải quyết tố cáo. (Tại Nghị định 163/2006/NĐ – CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo quy định: không xem xét, giải quyết tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký. Đồng thời cũng qui định rõ trách nhiệm của cơ quan trong việc bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý người có hành vi đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo).

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

c. Thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Trong thực tế, hành vi tố cáo rất đa dạng, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau, do đó việc giải quyết thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Luật khiếu nại, tố cáo đã đề ra nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo như: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết…; tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết (Điều 59); tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết; tố cáo hành vi phạm tội do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Như vậy, theo các nguyên tắc trên, cần xem xét tố cáo về vấn đề gì, liên quan đến nội dung quản lý nhà nước của cơ quan nào thì thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của cơ quan đó.

d. Thủ tục giải quyết tố cáo.

Người tố cáo phải gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo, nội dung tố cáo. Nếu người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm phải ghi lại nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ, chữ ý của người tố cáo.

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo tới cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Thời hạn giải quyết trong trường hợp này là không quá 60 và 90 ngày như vừa nêu trên.
Các tin mới hơn
Một số điểm mới của Luật Giao dịch điện tử năm 2023(01/08/2023)
Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ(02/06/2023)
Tài liệu tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống truyền thanh cơ sở. (11/04/2023)
Văn phòng chính phủ ban hành Thông tư 01/2023/TT-VPCP 2023 về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử(07/04/2023)
Video bài giảng tập huấn nghiệp vụ về hòa giải cơ sở(28/09/2021)
Các tin cũ hơn
Tài liệu tập huấn hòa giải ở cơ sở (Một số quy định về phòng chống bạo lực gia đình)(04/06/2019)
Tài liệu tập huấn hòa giải ở cơ sở (Một số quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về đất đai)(04/06/2019)
Đề cương giới thiệu Luật khám bệnh, chữa bệnh(04/06/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH