Quản lý XLVPHC và theo dõi THPL
Công chứng viên không đối chiếu chữ ký của người có thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng, bị phạt đến 10.000.000 đồng
21/07/2020 12:00:00

Ngày 15/7/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 110/2013/NĐ-CP, Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong đó, nổi bật là sự thay đổi của một số quy định sau:

Không đối chiếu chữ ký mẫu bị phạt đến 10 triệu đồng

Theo điểm p khoản 3 điều 15 Nghị định 82 quy định về mức xử phạt Công chứng viên không đối chiếu chữ ký của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác với chữ ký mẫu đã được đăng ký tại tổ chức hành nghề công chứng trước khi thực hiện việc công chứng; công chứng hợp đồng khi người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác chưa đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà đã ký trước vào hợp đồng; thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

Cho “mượn” thẻ Công chứng viên bị phạt đến 15 triệu đồng

Theo điểm c khoản 4 điều 15 Nghị định 82 quy định về mức xử phạt khi cho người khác sử dụng thẻ Công chứng viên của mình để hành nghề công chứng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; thay vì là mức phạt từ 07-10 triệu đồng như tại điểm c khoản 3 điều 14 Nghị định 110/2013/NĐ-CP hiện hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Ngoài ra, Nghị định 82 còn bổ sung mức phạt với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Công chứng viên của người khác để thành lập Văn phòng công chứng hoặc để bổ sung thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng.

Trong trường hợp này, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng; và bị tước quyền sử dụng thẻ Công chứng viên từ 03 – 06 tháng.

Không chỉ vậy; các giấy tờ, vb đã cấp do có hành vi vi phạm còn bị kiến nghị xem xét, xử lý. Đồng thời; người vi phạm còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm gây ra.

Phạt đến 40 triệu đồng nếu luật sư tiết lộ thông tin khách hàng khi chưa được phép

Theo đó, luật sư khi tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề mà không được khách hàng đồng ý bằng văn bản theo quy định sẽ bị xử lý hành chính như sau:

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

– Bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư; hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng.

(Hiện hành, luật sư có hành vi “Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác” sẽ bị phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng theo quy định tại Nghị định 110/2013).

Ngoài ra, Nghị định 82 cũng quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; đối với các hành vi vi phạm sau đây trong hoạt động hành nghề luật sư:

– Cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;

– Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;

– Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc…

*Lưu ý: Toàn bộ mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân; tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi.

Thách cưới có thể bị phạt tiền đến 5 triệu đồng

Đối với hành vi “cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn”; Nghị định 82 quy định mức phạt từ 3- 5 triệu đồng (Trước đây Nghị định 110/2013/NĐ-CP không quy định phạt đối với hành vi này; Nghị định 167/2013 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000- 300.000đ nếu cản trở người khác kết hôn bằng cách đưa ra yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác).

Như vậy, hành vi “thách cưới” (yêu sách của cải trong kết hôn), có thể bị xử phạt đến 5 triệu đồng từ ngày 1/9/2020 (ngày Nghị định 82 có hiệu lực).

Theo cách giải thích của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Có nghĩa là không phải cứ thách cưới sẽ bị phạt mà chỉ thách cưới quá đáng và nhằm mục đích cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam nữ thì mới bị xử phạt.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 01/9/2020.

Các tin mới hơn
Xử phạt doanh nghiệp do xả nước thải vượt thông số kỹ thuật nước thải ra môi trường(09/04/2024)
Xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(09/04/2024)
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2023 (22/12/2023)
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xử lý VPHC thông qua công tác than tra, kiểm tra(18/12/2023)
Một doanh nghiệp bị xử phạt hơn 100 triêu đồng do vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy(07/12/2023)
Các tin cũ hơn
Công an tỉnh tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính năm 2020(17/07/2020)
Đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc(07/07/2020)
Đề xuất tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông gây hậu quả nghiêm trọng(14/06/2020)
Sở Giao thông vận tải tập huấn nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính năm 2020(13/06/2020)
Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC(12/06/2020)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH