Hỏi đáp, tư vấn pháp luật
Bố mẹ mất mà không để lại di chúc thì con nuôi (con nuôi nhưng chưa làm thủ tục đăng ký nhận nuôi) thì có được hưởng thừa kế không?
23/04/2024 12:00:00

Câu hỏi: Bố mẹ mất mà không để lại di chúc thì con nuôi (con nuôi nhưng chưa làm thủ tục đăng ký nhận nuôi) thì có được hưởng thừa kế không?

Trả lời: Điều 650 BLDS 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy trong trường hợp bố mẹ mất mà không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật

Điều 651 BLDS 2015 quy định, những người thừa kế theo pháp luật gồm các hàng thừa kế sau đây:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoạ.”.

Có thể thấy, nếu di sản được chia theo pháp luật thì con nuôi là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người có di sản. Nhưng con nuôi ở đây phải là con nuôi hợp pháp theo Luật Nuôi con nuôi.

Tại tại khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi quy định “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.”. Vì vậy, trong trường hợp này con nuôi mà chưa đăng ký sẽ không được hưởng thừa kế.

Phạm Thanh Long – Chuyên viên Trung tâm TGPL

 

Các tin mới hơn
Tôi muốn hỏi, bạn tôi chơi đánh bạc ăn tiền qua mạng điện tử như vậy có bị xử phạt không? Mức phạt bao nhiêu? (02/05/2024)
Các tin cũ hơn
Tôi sắp cưới chồng mang quốc tịch Nga nhưng tôi vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Tôi đang mang thai, vài tháng sau sẽ sinh con. Tôi có thắc mắc khi tôi kết hôn với người nước ngoài thì có buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam không? (09/04/2024)
Tôi sắp khai trương nhà hàng ăn uống có bán rượu, bia. Tôi muốn hỏi rằng nếu người dưới 18 tuổi vào nhà hàng tôi mua rượu và uống thì tôi có bị xử phạt hay không? (20/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Cho tôi hỏi, con dâu, con rể liệu có được hưởng di sản thừa kế không?(18/03/2024)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH