Hỏi đáp, tư vấn pháp luật
Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của chủ sở hữu
03/02/2020 12:00:00

Câu hỏi: Pháp luật dân sự quy định như thế nào về nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của chủ sở hữu? Khi nào thì quyền sở hữu đối với tài sản được chấm dứt?

Trả lời:

Tại Điều 173 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: "Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác".

Do vậy, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản, nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.Do vậy trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thì việc thực hiện quyền sở hữu cũng không nằm ngoài nguyên tắc trên.

Nếu trong quá trình thực hiện quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn xã hội như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản gây tiếng ồn quá mức, gây mất trật tự công cộng hoặc gây ách tắc, cản trở giao thông, vi phạm các quy tắc xử sự tại nơi công cộng thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra nếu các hành vi kể trên còn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì chủ sở hữu tài sản còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các chủ thể nói trên theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 237 Bộ luật dân sự năm 2015, thì quyền sở hữu đối với tài sản chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.

-  Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.

- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.

- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.

- Tài sản bị trưng mua.

- Tài sản bị tịch thu.

- Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này.

- Trường hợp khác do luật quy định.

 

Các tin mới hơn
Bố mẹ mất mà không để lại di chúc thì con nuôi (con nuôi nhưng chưa làm thủ tục đăng ký nhận nuôi) thì có được hưởng thừa kế không?(23/04/2024)
Tôi sắp cưới chồng mang quốc tịch Nga nhưng tôi vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam. Tôi đang mang thai, vài tháng sau sẽ sinh con. Tôi có thắc mắc khi tôi kết hôn với người nước ngoài thì có buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam không? (09/04/2024)
Tôi sắp khai trương nhà hàng ăn uống có bán rượu, bia. Tôi muốn hỏi rằng nếu người dưới 18 tuổi vào nhà hàng tôi mua rượu và uống thì tôi có bị xử phạt hay không? (20/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc không?(19/03/2024)
Các tin cũ hơn
Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng (19/01/2020)
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết (09/01/2020)
Quyền lập di chúc và nội dung của di chúc(03/01/2020)
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như thế nào(25/12/2019)
Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên (18/12/2019)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH