Hành chính tư pháp
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH
11/08/2022 02:03:55

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM VÀ VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH

1. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về quốc tịch

- Việc ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai thi hành pháp luật về quốc tịch; công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt pháp luật về quốc tịch.

Ngay sau khi Luật quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành (sau đây gọi là pháp luật quốc tịch) có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật quốc tịch với nhiều hình thức như: Tổ chức Hội nghị triển khai,tuyên truyền phổ biến; tổ chức tập huấn Luật Quốc tịch cho 100% cán bộ tư pháp của các huyện, thị xã, thành phố và cán bộ làm công tác hộ tịch cấp xã; in ấn tờ gấp, tờ rơi; đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điển tử của tỉnh/sở, fanpage Phổ biển giáo dục pháp luật tỉnh, tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội như zalo, faebook…các nội dung của pháp luật quốc tịch đến với cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Để triển khai thi hành hiệu quả pháp luật quốc tịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch, văn bản chỉ đạo như:

+ Kế hoạch số 1067/KH-UBND ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

+ Quyết định số 586/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá việc giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

+ Công văn số 335/STP-HCTP ngày 08/4/2016 của Sở Tư pháp về việc đôn đốc triển khai rà soát, đánh giá việc giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

+ Công văn số 544/STP-HCTP ngày 27/5/2016 của Sở Tư pháp về việc rà soát, đánh giá tình trạng quốc tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

+ Công văn số 293/STP-HCTP ngày 17/3/2020 của Sở Tư pháp về triển khai thực hiện Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

+ Công văn số 1606/STP-HC&BTTP ngày 01/12/2021 của Sở Tư pháp về việc rà soát người không quốc tịch, người chưa xác định được quốc tịch, người không có giấy tờ chứng minh nhân thân đang cư trú tại địa phương.

- Đánh giá về năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quốc tịch ở địa phương: Sở Tư pháp phân công 01 Phó trưởng phòng có trình độ chuyên môn, thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi nghiệp vụ, tọa đàm do cấp trên tổ chức để thực hiện việc giải quyết các việc về quốc tịch trên địa bàn tỉnh.

- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quốc tịch và giải quyết các việc về quốc tịch tại Sở Tư pháp.

Phần mềm quản lý hồ sơ quốc tịch Sở Tư pháp cũng đã hoạt động ổn định, công chức phụ trách sử dụng thành thạo phần mềm giúp cho công việc luôn hoàn thành tốt.

2. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về quốc tịch trong quá trình giải quyết các việc quốc tịch tại địa phương

a) Đánh giá về thực tiễn giải quyết các việc về quốc tịch

- Thực hiện các quy định pháp luật về quốc tịch, từ năm 2017 đến nay, tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận và giải quyết 11 hồ sơ về quốc tịch (số liệu cụ thể có bảng kèm theo); Sở Tư pháp chỉ đạo Phòng Tư pháp, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh thực hiện ghi chú đầy đủ, kịp thời vào Sổ hộ tịch các trường hợp có sự thay đổi về quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã thực hiện đăng ký khai sinh trên địa bàn. Các hồ sơ về quốc tịch đã giải quyết cơ bản đúng quy định, thời hạn. Trong quá trình giải quyết các hồ sơ trên cho thấy các quy định pháp luật về quốc tịch cơ bản bảo đảm các quyền của công dân về quốc tịch và phù hợp với quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự và các pháp luật liên quan.

b) Khó khăn, vướng mắc

Tuy nhiên, việc thi hành các pháp luật về quốc tịch cũng còn một số vướng mắc như sau:

- Khoản 1 Điều 20 Luật căn cước công dân quy định "Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam". Tuy nhiên, Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam chưa quy định loại giấy tờ này là một trong những loại giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

- Điều 16, Luật quốc tịch quy định quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, Điều 17 quy định quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch chưa quy định trường hợp tương đối phổ biến trên thực tế đó là: trẻ em biết cha nhưng không biết rõ mẹ là ai, khi cha có quốc tịch Việt Nam mà không xác định được mẹ là ai thì trẻ em có quốc tịch Việt Nam.

- Điều 19 của Luật quy định về một trong các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật dân sự người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đủ năng lực hành vi dân sự, quy định này đã hạn chế việc trẻ em nhập quốc tịch Việt Nam. Trên thực tế, số lượng trẻ em nước ngoài cư trú ở Việt Nam và có nguyện vọng nhập quốc tịch rất đông, việc nhập quốc tịch mới đảm bảo cho việc sinh sống, học tập và lao động của các cháu.

- Điều 20 và Điều 24 Luật quốc tịch quy định một trong giấy tờ phải có trong hồ sơ của người xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài là Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Quy định này thực tế đang gây khó khăn đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam, có thời gian cư trú ở nước ngoài nhưng hiện nay đã về Việt Nam cư trú họ không có điều kiện để quay lại nước trước kia để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc đối với người xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài, hiện nay vẫn đang cư trú ở nước ngoài, nay họ xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không thể bổ sung được Phiếu yý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vì nước sở tại từ chối cấp do họ không phải là công dân của nước sở tạị

- Một số người từ nước ngoài (đa số phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc) nay trở về địa phương sinh sống, không có bất cứ giấy tờ thì việc chứng minh có quốc tịch Việt Nam của bản thân hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Có trường hợp trẻ em hiện có quốc tịch nước ngoài, sau đó đưa về Việt Nam sinh sống (thông thường về ở với ông bà), nay xin nhập quốc tịch Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc xin thôi quốc tịch nước ngoài.

c) Đánh giá nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020; việc thực hiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 trong quá trình tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài.

+ Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cơ bản đảm bảo quy định. Tuy nhiên, do khoản 3 Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định chưa cụ thể nên việc chứng minh điều kiện việc giữ quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người xin đó ở nước ngoài bị ảnh còn gặp khó khăn.

+ Việc thực hiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 trong quá trình tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài cơ bản đảm bảo quy định của pháp luật hộ tịch, quốc tịch khi công dân cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh về quốc tịch theo quy định.

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đề nghị Bộ Tư pháp:

1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Quốc tịch Việt Nam để thống nhất với các luật liên quan và tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc về công tác quốc tịch trên thực tế.

2. Tiếp tục tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về quốc tịch, việc sử dụng phần mềm quốc tịch cho cán bộ Tư pháp thuộc các Sở Tư pháp.

3. Chia sẻ, phân quyền truy cập Phần mềm quốc tịch cho Sở Tư pháp để chủ động trong việc tra cứu thông tin về quốc tịch nhằm giải quyết các yêu cầu về quốc tịch của công dân Việt Nam tại địa phương.

 
Các tin mới hơn
Bổ sung quy định thời hạn giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của công dân Pháp(31/01/2024)
Thông tư số 07/2023/TT-BTP sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về nuôi con nuôi(28/11/2023)
Danh sách Cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp huyện Thanh Miện(14/11/2023)
Triển khai Bộ tiêu chí theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi trong nước(16/10/2023)
Triển khai Bộ tiêu chí theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi trong nước (16/10/2023)
Các tin cũ hơn
TỔNG KẾT 06 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT HỘ TỊCH(11/08/2022)
Hướng dẫn nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến trên cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương(11/07/2022)
Tăng cường phối hợp thực hiện việc rà soát, thống kê các trường hợp vướng mắc trong công tác cấp, hủy số định danh cho công dân đăng ký khai sinh(07/06/2022)
Hướng dẫn nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến trên cổng dịch vụ công tỉnh Hải Dương(03/06/2022)
Chấn chỉnh việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và đăng ký kết hôn trên địa bàn tỉnh (25/03/2022)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH