Tin tức, sự kiện
Một số điểm mới của Luật Thanh tra sửa đổi năm 2022
05/12/2022 08:28:29

      Ngày 14/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi) với 459 đại biểu tán thành (bằng 92,17% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật Thanh tra sửa đổi có 118 điều, quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Những điểm mới đáng chú ý của Luật Thanh tra sửa đổi đó là:

      1. Tổng cục, cục thuộc bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành.

      Điều 18 quy định, thanh tra tổng cục, cục là cơ quan của tổng cục, cục thuộc bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý Nhà nước mà tổng cục, cục được giao phụ trách; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

      Thanh tra tổng cục, cục được thành lập trong 3 trường hợp: theo quy định của luật; theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tại tổng cục, cục thuộc bộ có phạm vi đối tượng quản lý Nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ. Việc thành lập thanh tra tổng cục, cục không được làm tăng số lượng đầu mối đơn vị trực thuộc và biên chế của tổng cục, cục thuộc bộ.

      2.  Giao quyền chủ động cho UBND tỉnh trong việc thành lập thanh tra sở (trừ một số trường hợp đặc thù).
      Theo quy định của luật; tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ; tại sở do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao. Luật quy định thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, giám đốc sở giao đơn vị thuộc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

      Thanh tra tỉnh được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra.

      3. Quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra; các trường hợp cụ thể người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trước khi ký ban hành kết luận thanh tra. 
Điều 78 quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định. Với dự thảo kết luận thanh tra về vụ việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc diện chỉ đạo, theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoặc có yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp thì người ra quyết định thanh tra phải có văn bản báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp. 

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo; trường hợp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra.

      Trường hợp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung, làm rõ về nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải hoàn thiện, ban hành kết luận thanh tra.

      Cũng tại Điều 78 này quy định, trong quá trình tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể ban hành kết luận thanh tra đối với các nội dung đã được kiểm tra, xác minh, đủ cơ sở để kết luận và tiếp tục tiến hành thanh tra các nội dung khác trong quyết định thanh tra. Một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều kết luận thanh tra nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước.

      Trước khi công khai kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể sửa đổi, bổ sung kết luận thanh tra đã ban hành để bảo đảm tính chính xác, khách quan, khả thi.

 
 
 
Các tin mới hơn
Tuổi trẻ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Sở Tư pháp xung kích, tình nguyện, sáng tạo gắn với cải cách hành chính(27/03/2024)
“Ngày thứ bảy tình nguyện giải quyết thủ tục hành chính cho dân” tại Chi đoàn Phòng Công chứng số 2 tỉnh Hải Dương(19/03/2024)
BƯỚC TIẾN MỚI CỦA PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 1 TỈNH HẢI DƯƠNG VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC PHỤC VỤ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG(12/03/2024)
Phòng công chứng số 1 thực hiện số hoá tài liệu văn thư lưu trữ đối với sổ lưu hợp đồng, giao dịch và sổ lưu chứng thực (12/03/2024)
Công bố Quyết định thanh tra(11/03/2024)
Các tin cũ hơn
Tập huấn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2022(09/08/2022)
Lịch trực tiếp công dân tháng 8 năm 2022(01/08/2022)
Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022(19/07/2022)
Tổ chức Đại hội chi bộ Thanh tra Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2022-2025(12/07/2022)
Thành lập Ban Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hải Dương(20/06/2022)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH