Phổ biến và giáo dục pháp luật
Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư
14/01/2021 12:00:00

Sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kế hoạch 52/KH-TU, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức Đảng và cả hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL được nâng lên. Các cấp uỷ đảng, chính quyền đã quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PBGDPL. Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân có sự chuyển biến rõ nét, góp phần tích cực trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, công tác PBGDPL thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế. Một số cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác PBGDPL, trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện còn hình thức, chưa quyết liệt, thường xuyên, liên tục; chưa quan tâm bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác; nội dung, hình thức, phương pháp, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thực sự thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; kinh phí phục vụ triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về PBGDPL còn gặp nhiều khó khăn do đó đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác này.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư, ngày 31/12/2020, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU về việc thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chỉ thị yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, phát huy sự tham gia chủ động, tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và mọi người dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

2. Thực hiện đầy đủ các thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật hiện hành; đồng thời góp ý, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực này để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù và các nhóm đối tượng yếu thế.

3. Kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bảo đảm tính đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật. Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân, Mặt trận và các đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Tiếp tục kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời, thực chất, hiệu quản.

5. Chú trọng nội dung, đổi mới, đa dạng hoá hình thức PBGDPL đảm bảo phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác PBGDPL; phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng; nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật, các hoạt động đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả gắn với từng chủ đề, nội dung đối tượng. Đổi mới toàn diện công tác PBGDPL trong nhà trường. Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù, người dân nông thôn.

            Đồng thời, để tổ chức thực hiện tốt các nội dung trên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao:

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm quán triệt, phổ biến và xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung Chỉ thị này phù hợp tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện công tác PBGDPL. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện PBGDPL cho nhân dân thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri; giám sát việc thực hiện pháp luật.

- Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên mục, chuyên trang về PBGDPL, về hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp; tăng thời lượng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Kịp thời phản ánh gương người tốt việc tốt trong công tác PBGDPL và thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh.

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức PBGDPL cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật; phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan PBGDPL cho nhân dân; vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động PBGDPL; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về PBGDPL.

 
Các tin mới hơn
Một số quy định mới theo Luật Đất đai 2024 liên quan đến lĩnh vực công chứng(26/04/2024)
Hải Dương ban hành Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh (17/04/2024)
Tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Căn cước (17/04/2024)
Hội đồng phối hợp tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch về tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2024”.(17/04/2024)
Quy định về thừa kế trong doanh nghiệp(11/04/2024)
Các tin cũ hơn
Tìm hiểu Luật hoà giải, đối thoại tại Toà án.(05/01/2021)
Văn bản QPPL nổi bật có hiệu lực từ tháng 01 năm 2021(05/01/2021)
Tìm hiểu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL(22/12/2020)
Văn bản QPPL có hiệu lực từ tháng 12 năm 2020(03/12/2020)
Tìm hiểu Bộ luật lao động 2019 (Phần 2)(19/11/2020)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website
THƯ VIỆN ẢNH